Vẻ đẹp ở một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới Ethiopia

Hoàng Ân, Theo Trí Thức Trẻ 13:43 08/04/2015
Chia sẻ

Là một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới, nhưng tại Ethiopia có những thành phố không tuổi với nét đẹp giản dị và đậm bản sắc Phi Châu.

Khi nhắc đến Ethiopia, đa số độc giả đều nghĩ đến một quốc gia có nền chính trị bất ổn, người dân nghèo đói và kém phát triển, Chỉ số phát triển con người (HDI) ở nước này đứng thứ 174/187, chỉ đứng trên các vùng lãnh thổ nhỏ bé ở Châu Phi.

Thế nhưng thành phố Harar của Ethiopia lại là nơi chứa đựng lịch sử ngàn năm của lục địa đen, những kiến trúc sặc sỡ màu pastel và lối sống của người dân không thay đổi từ rất nhiều năm qua.

Được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 2006, đặc sản của Harar là những con hẻm nhỏ im lặng như mê cung, với những người phụ nữ chất phác đội giỏ trên đầu như hàng trăm năm trước. Cách đơn giản nhất để khám phá văn hóa Châu Phi là cứ để mình đi lạc vào những con hẻm xoắn ốc sâu hun hút tại đây.

Những con hẻm với tường rất cao khiến cho ngõ ngách Harar phức tạp như một mê cung.

Với những du khách đã đến thành phố bất tử Harar, họ nói rằng nơi đây chứa đầy mùi vị của thiên nhiên, điều đó cũng không có gì sai khi 3/4 dân số Ethiopia sống dựa vào nông nghiệp. Mùi oải hương, bánh mỳ mới nướng, chuối chín hòa tan trong không khí, đem đến một cảm giác mới mẻ và dễ chịu trong suốt quãng thời gian thăm thú thành phố này.

Khi đến đây, câu hỏi bạn nhận được liên tục từ những người nông dân bản xứ hồn hậu là "Feranju, Feranju, Amantekhi?", tạm dịch là "anh nước ngoài ơi, anh nước ngoài ơi, anh thấy thế nào?".

Harar được thành lập bởi những người nhập cư Ả Rập từ khoảng 1000 năm trước, nằm giữa ngã tư văn hóa Châu Phi và Trung Đông, nó đã từng là trung tâm học thuật và văn hóa Hồi Giáo ở Châu Phi, nhưng ngày nay đây chỉ là một thành phố nghèo cổ kính, với những em bé kiếm tiền từ nghề chụp ảnh với du khách.


Nơi ở của nhà thơ Pháp Arthur Rimbaud, người tới Ethiopia để hành nghề... buôn súng.



Cô bé người Oromo đang đứng bán pháo hoa ở chợ, chỉ 50% trẻ em Ethiopia được đi học.



Những đứa trẻ người Harari đứng trước ông lão ăn xin mù trên đường phố Harar.



Lừa là phương tiện vận chuyển phổ biến nhất tại Harar.



Du khách phải trả tiền cho những em bé này thì chúng mới chịu tạo dáng chụp ảnh 



Thành phố Harar đã có lịch sử hơn 1000 năm tuổi.



Những con hẻm tại quận Jugal là đặc sản của Harar, nơi này được sơn màu Pastel nhã nhặn và dịu mắt.



Cánh cổng Asmaddin Beri là một trong 6 cổng vào thành phố Harar.



Vẻ đẹp của những thiếu nữ Ethiopia.


Cổng Harar được xây dựng từ năm 1933. Đây là cổng duy nhất oto được đi qua để vào thành phố.



Một trong 82 nhà thờ tí hon ở thành phố cổ Harar, những nhà thờ như thế này có khoảng 100 ngôi mộ bên trong.



Một khu chợ phiên tại quận Assum Beri.


Người ta ra đây chủ yếu để bán củi và nông sản như hạt tiêu, hoa quả tươi.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày