Nằm dài trên giường bệnh tại Bangladesh, Jesmin Akter, 23 tuổi, thở dài đau đớn vì những vết bỏng trên khuôn mặt cô. Cô bị chính gã chồng của mình hất axit vào mặt, lý do cũng chỉ vì tranh chấp của hồi môn.
Cô Jesmin Akter bị chồng tạt axit vì tranh chấp của hồi môn.
Khi Akter được đưa đến bệnh viện Học viện y Dhaka, người ta phải quấn cô trong vải trắng khắp phần thân trên để tránh các vết bỏng tiếp xúc với phần da đang lở loét vì axit. Khuôn mặt cô gần như chẳng chỗ nào là không dính axit, phần thân dưới cũng ít nhiều bị thương. Có lẽ, phải mất rất lâu nữa Akter mới có thể hồi phục, nhất là về tinh thần.
Trường hợp của cô Jesmin Akter cũng chỉ là 1 trong số 1847 phụ nữ nạn nhân của các vụ tấn công axit tại Bangladesh từ năm 1999 đến 2015. Axit bán tại các nước Nam Á tràn lan và rất rẻ mạt, một can axit đậm đặc có giá chỉ khoảng bằng một mớ rau bán ngoài chợ. Nạn nhân bị tấn công axit hầu hết đều sống sót, tuy nhiên họ vĩnh viễn phải mang trên mình nhiều vết sẹo, và cả những ám ảnh kinh hoàng khi bị tấn công. Phải mất rất lâu họ mới có thể xây dựng lại được cuộc đời của mình.
Akter được các bác sĩ chăm sóc tại bệnh viện Dhaka.
Theo công bố của tổ chức Acid Survivors Foundation, trong khoảng từ năm 1999-2015, tại Bangladesh có khoảng 3626 người là nạn nhân của tấn công axit, bao gồm 1847 nữ giới, 901 nam giới và 877 trẻ em. Đau lòng hơn, 301 nạn nhân phụ nữ đã phải tự tử do không thể chịu nổi những gì diễn ra sau khi bị tạt axit, bởi rất nhiều người trong số họ đã bị chính gia đình mình xa lánh, xua đuổi vì điều tiếng từ xã hội khi con mình bị tấn công.
Akter chỉ là 1 trong số 1847 nạn nhân của các vụ tạt axit trong suốt thời gian từ năm 1999-2015.
Hầu hết các vụ tấn công axit nhằm vào phụ nữ là do mâu thuẫn gia đình, hoặc các cô bị đàn ông theo dõi tấn công.
Axit bán tại các nước Nam Á rất rẻ và tràn lan.
Không chỉ phải chịu đựng nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, các nạn nhân còn bị chính người nhà mình quay lưng vì điều tiếng.