Gặp gỡ những nghệ nhân cuối cùng làm quả địa cầu thủ công

, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 25/08/2015
Chia sẻ

Để có thể cho ra đời một quả địa cầu thủ công 100%, các nghệ nhân của Bellerby & Co. Globemakers phải làm việc liên tục trong suốt 6 tháng cho tới 1 năm ròng.

Vào thời đại ngày nay, với sự phát triển của các công nghệ tân tiến, tiêu biểu nhất là hệ thống GPS, con người đã có thể tiếp cận bản đồ thế giới một cách dễ dàng hơn. Sự tiện lợi đó dường như đã xóa bỏ việc con người sử dụng bản đồ hay quả địa cầu theo phương pháp truyền thống. Những nghề này vì vậy đang càng lúc càng mai một vì không còn thu hút và cũng chẳng còn ai theo nghề nữa. Hiện tại, trên thế giới chỉ còn vỏn vẹn hai xưởng sản xuất quả địa cầu thủ công, một trong số đó chính là xưởng có tên Bellerby & Co. Globemakers có trụ sở tại Stoke, Newington, London.

qc25-91e73
Ngày nay, công việc chế tạo càng lúc càng mai một do sự phát triển quá nhanh của công nghệ.

Được thành lập bởi Peter Bellerby trong năm 2008, studio mang tên "Bellerby và những người bạn" ra đời theo một cách... tình cờ rất có chủ ý. Nghệ nhân Bellerby đã không thể tìm thấy một quả địa cầu chất lượng tặng sinh nhật lần thứ 80 của cha mình. Thay vì lựa chọn một sản phẩm phổ thông với giá rẻ hay là một món đồ cổ đắt đỏ, Bellerby quyết định bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra một sản phẩm của riêng mình. Ban đầu, Bellerby chỉ nghĩ rằng tác phẩm này tốn vài ngàn bảng và vài tháng làm việc, thế nhưng nó phức tạp hơn nhiều so với những gì anh tưởng tượng ra. Vì vậy, anh đã quyết định mở một xưởng sản xuất thủ công quả địa cầu mang tên mình.

qc24-91e73
 Peter Bellerby, chủ nhân của xưởng sản xuất quả địa cầu theo cách thủ công hiếm hoi còn sót lại.

Trải qua 7 năm hoạt động, những gì mà Bellerby & Co. Globemakers làm được thật sự rất đáng nể. Hiện tại, họ sở hữu những chuyên gia kinh nghiệm nhất trong việc chế tác quả địa cầu theo phương pháp thủ công. Với Bellerby, công việc không chỉ mang giá trị sáng tạo nghệ thuật mà còn là những công cụ khoa học hiếm có. Ngay từ những bước nhỏ làm giá đỡ hay vẽ bản đồ, người xem có thể thấy được mỗi phần được chế tác tỉ mỉ và kỳ công như thế nào dưới bàn tay của các bậc thầy sáng tạo. Có thể nói, đây chính là một trong những bộ môn tuyệt đỉnh thủ công hiếm hoi còn sót lại trong thế giới ngày nay.

qc1-91e73
Phải mất ít nhất 6 tháng tập luyện và học tập liên tục, các thành viên trong studio này mới có thể làm được một quả địa cầu.

qc2-91e73
Việc chế tác cũng được làm từ việc thử nghiệm theo cách đúng và sai, không phải lúc nào họ cũng có thể hoàn thành ngay lần đầu tiên.

qc3-91e73
Một trong những công việc yêu thích nhất của mọi người tại Bellerby & Co. Globemakers là dán từng múi bản đồ lên trên quả địa cầu.

qc4-91e73
Chủ nhân của studio, Peter Bellerby, hy vọng rằng các thế hệ sau trong gia đình ông sẽ nối nghiệp và làm nghề này.

qc5-91e73
Từng múi bản đồ được làm theo số lượng nhiều để đề phòng trong trường hợp có múi nào bị hỏng hoặc rách thì sẽ có ngay múi khác để thay thế vào.

qc6-91e73
Gấu trắng Bắc cực là một chi tiết thú vị khác trên quả địa cầu.

qc7-91e73
Một trong những thách thức trong quá trình làm quả địa cầu là cuộc chiến với... số Pi - 3,14. Điều này đòi hỏi các chuyên gia phải liên tục đo lường khi cần thiết để đề phòng sai sót.

qc8-91e73
Các múi bản đồ trước đều được ngâm vào nước trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo rằng chúng sẽ không bị rách khi dán lên quả địa cầu.

qc10-91e73
Một trong những tác phẩm lớn nhất của xưởng - quả địa cầu có tên Churchill 127cm.

qc11-91e73
Sự kiên trì cùng việc liên tục trau dồi các kỹ năng được coi như là điểm quan trọng nhất để có thể trở thành một nghệ nhân trong lĩnh vực này.

qc14-91e73
Việc dán các múi bản đồ được thực hiện theo từng bán cầu, các chuyên gia phải đo đạc lại một lần nữa trước khi dán nửa dưới của quả địa cầu.

qc15-91e73
Các múi bản đồ tạo nên thế giới thu nhỏ được bày sẵn ra trước khi dán lên quả địa cầu.

qc18-91e73
Các chi tiết cuối cùng trên bề mặt Trái Đất được thêm vào trước khi được đem đi gia công.

qc20-91e73
Quả địa cầu có đường kính 80cm được đánh bóng rất tỉ mỉ.

qc26-91e73
Quả địa cầu Churchill với đướng kính 127 cm dựa theo tên của thủ tướng Anh Winston Churchill. Nó dựa trên nguyên bản là một tác phẩm tượng trưng cho tình bạn và sự tôn trọng lẫn nhau của thủ tướng Anh và tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2. 

qc27-91e73

Hình ảnh quả địa cầu Churchill so sánh với một quả địa cầu bình thường. Mỗi năm, Bellerby & Co. Globemakers sẽ cho ra đời một quả địa cầu đặc biệt này
. Dự tính, sẽ chỉ có 40 quả địa cầu Churchill được xuất xưởng. 

Nguồn: BoredPanda
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày