John Davison Rockefeller, sinh năm 1839, là ông "vua dầu mỏ" được cả thế giới công nhận, người sáng lập ra Standard Oil (nay là Mobil Oil), ở giai đoạn thịnh vượng, ông từng độc quyền 80% ngành công nghiệp lọc dầu của Mỹ. Gia đình Rockefeller vẫn là một trong những gia đình giàu nhất thế giới sau hơn 100 năm.
Khi bạn là một tỷ phú, thế giới sẽ luôn ca ngợi điều gì đó phi thường ở bạn, nhưng trên cả sự giàu có tới kinh ngạc của mình, Rockefeller lại được nhiều người biết tới thông qua 38 lá thư ông viết cho con cái của mình và nền giáo dục gia đình tốt đẹp được truyền lại cho các thế hệ sau của ông.
Mỗi bức trong 38 bức thư đều rất kinh điển, không chỉ thích hợp cho những người độc thân chưa kết hôn, mà người đã thành gia và có con rồi lại càng nên đọc, bất kể là về tài phú, giáo dục hay công việc, quan hệ xã giao, chúng ta đều có thể tìm được những lời khuyên liên quan tới các khía cạnh này trong các bức thư của Rockefeller.
Chẳng hạn như trong một bức thư có nhắc tới triết học kiếm tiền, cá nhân tôi cho rằng nó rất thích hợp để giảng cho thế hệ nhỏ tuổi.
Rockefeller và con trai John đã nói về triết lý kiếm tiền rất quan trọng của Charles, một trong những đối tác làm ăn thân thiết của Rockefeller, đó là: có hai loại người trên thế giới sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể giàu có.
Thứ nhất là người hở ra là ăn chơi hưởng lạc, xa hoa, hoang phí vô độ.
Kiểu người này thích một cuộc sống hào nhoáng và hoa lệ, họ giống như con ruồi luôn chăm chăm nhìn vào miếng thịt ôi, họ có hứng thú với những món đồ xa xỉ, họ xa hoa vô độ, luôn muốn sở hữu cho mình những bộ quần áo đắt tiền nhất, những chiếc xe quý giá nhất, những ngôi biệt thự rộng rãi nhất, hay những tác phẩm nghệ thuật hiếm có khó tìm nhất. Kiểu cuộc sống này quả thực rất cám dỗ con người, nhưng nó thiếu đi sự lý tính, những người thích ăn chơi hưởng lạc thường rất dễ mất đi cảnh giác, bởi nó đồng nghĩa với việc họ đang tự đâm đầu vào đi tìm kiếm cho mình những món nợ ngày một tăng, họ sẽ trở thành nô lệ xe hơi, nô lệ hàng hiệu, nô lệ nhà cửa, và một khi phá sản, họ sẽ "xong!".
Xa hoa lạc lối nhất định sẽ không thể giàu có.
Vì vậy, tất cả phụ huynh và giáo viên đều nhấn mạnh với con cái của mình rằng "tiết kiệm", đừng tiêu tiền bừa bãi.
Nhưng chỉ chăm chăm vào tiết kiệm, liệu có giúp bạn trở nên giàu có?
Không, quá "tiết kiệm" cũng sẽ chẳng thể biến bạn thành người giàu, và đây cũng chính là kiểu người thứ hai vĩnh viễn không bao giờ có thể giàu có.
Những người thích tiết kiệm tiền, họ trữ tiền trong ngân hàng để làm bảo hiểm, nhưng nó không khác gì đóng băng tiền, nên biết rằng, tiền lãi không thể khiến bạn phát tài.
Vậy cũng có nghĩa là, người xa hoa vô độ và người giữ tiền khư khư, đều sẽ không bao giờ có thể trở nên giàu có.
Vậy người như nào mới có thể trở nên giàu có?
Charles tin rằng chỉ có một kiểu người có thể trở nên giàu có:
Đó là những người luôn tìm kiếm, trau dồi và quản lý các phương thức đầu tư khác nhau, họ biết rằng tiền bạc có thể được sử dụng để sinh ra nhiều tiền hơn, họ dành tiền đi đầu tư để tạo ra nhiều tài sản hơn và luôn biết cách khiến mỗi một đồng tiền tiêu ra đều có thể đem lại lợi nhuận.
Đây đồng thời cũng là điểm mà bị rất nhiều người xem nhẹ. Ngay cả là giáo dục gia đình hay giáo dục học đường thì chúng ta cũng rất hiếm khi được dạy nhiều về tiền bạc, ngay cả khi có nói về tiền thì chúng ta cũng thường chỉ nhấn mạnh với con trẻ rằng phải "tiết kiệm", chứ chưa bao giờ nói với chúng rằng, hãy tiêu mỗi một đồng tiền sao cho có giá trị, không chỉ đơn giản là dùng một số tiền hợp lý mua những món đồ thiết thực, mà còn là làm thế nào để tiền bạc tạo ra nhiều tài sản hơn cho chúng ta.
Có người thậm chí còn luôn có cái nhìn phiến diện về đầu tư, cho rằng đầu tư là lừa gạt, là rủi ro, và chỉ khi giữ tiền trong ngân hàng thì mới an toàn.
Khi mới bước ra xã hội, vì kinh nghiệm và năng lực có hạn, số tiền mà chúng ta sở hữu là rất ít ỏi, nếu không sinh ra trong một gia đình giàu có, thì phần lớn người trẻ đều cần nghiêm túc tích lũy, tiết kiệm mới có thể có cho mình được một kho bạc nhỏ, để đáp ứng nhu cầu hàng ngày và những kế hoạch trong tương lai.
Vì vậy, khi mới đi làm, người trẻ luôn phải kiềm chế dục vọng, học cách tiết kiệm quả thực rất quan trọng.
Nhưng làm sao để dùng cho tốt số tiền mình tiết kiệm được, cũng là một bài học cần phải nghiêm túc học hỏi, nên biết rằng thứ công cụ quá giá nhất mà người trẻ sở hữu đó là, bạn có nhiều thời gian hơn bất cứ độ tuổi nào khác.
Giả sử A và B bằng tuổi, A từ khi 25 tuổi đã bắt đầu dùng 100000 (đơn vị $) đi đầu tư tài chính, mỗi năm dù chỉ thu được 4% lợi nhuận ít ỏi, theo thời gian, tới năm 60 tuổi, 100000 đó biến thành 394608, gấp 3,94 lần. Còn B lựa chọn cất 100000 đó đi làm tiền dưỡng lão, tới năm 60 tuổi, 100000 đó vẫn chỉ là 100000.
Nếu B lựa chọn đầu tư tài chính, cũng là lợi nhuận 4% mỗi năm, chỉ có điều 35 tuổi mới bắt đầu, vậy thì tới khi B 60 tuổi, 100000 kia sẽ trở thành 266538. Muộn 10 năm đầu tư, khiến tài sản của B kém A gần 130000.
Nếu thay số tiền ban đầu thành 150000, 200000… đầu tư và không đầu tư, đầu tư sớm và đầu tư muộn, khoảng cách giữa hai người nhất định là sẽ còn lớn hơn.
Những người luôn cất tiền đó, để tiền của mình rảnh rỗi, trên thực tế sẽ mạo hiểm hơn so với việc mang tiền đi đầu tư, bởi lẽ tiền tệ sẽ không ngừng mất giá.
Tương tự như công việc của người trẻ.
Tiền lương mà bạn nhận được mỗi tháng thực ra đều là dùng sức lực và thời gian của bạn đổi lấy, nếu bạn có thể tận dụng tốt thời gian này đi nâng cao bản thân, không ngừng cải thiện hiệu quả trên mỗi đơn vị thời gian, dưới ảnh hưởng của lãi suất kép thì khoảng 3 tới 5 năm sau, mức thu nhập của bạn sẽ vượt trội đáng kể so với các đồng niên của mình, và tất nhiên, nếu bạn càng cải thiện sớm thì càng tốt. Ngay cả khi bạn vô tình mắc lỗi, chi phí cho việc mắc sai lầm cũng là tương đối thấp, bởi vì bạn vẫn còn trẻ, càng sớm học được bài học kinh nghiệm nào đó, bạn sẽ càng ít phải đi đường vòng hơn trong tương lai.
Rockefeller đặc biệt thích một phương châm của Charles, đối tác thân thiết của mình rằng – hãy trân trọng thời gian và tiền bạc.
Câu nói này nghe có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế, nó chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống - trân trọng thời gian và tiền bạc của bạn, không chỉ cần biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc, mà còn phải biết cách tận dụng tốt từng phút, từng đồng, và sử dụng chúng để tạo ra sự giàu có hơn cho chính mình.