Thấy anh trai thường xuyên đánh em khi không có ai ở nhà, người mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân chính là do mình!

Huỳnh Đức, Theo Thể thao và Văn hóa 20:59 04/01/2023
Chia sẻ

Cô Li từng cảm thấy vô cùng sốc khi chứng kiến cảnh cậu con trai cả đánh đập em trai của mình một cách dã man.

Trên hành trình nuôi dạy con cái, rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bản thân tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là khi họ đối diện với tiếng khóc của con. Trong trường hợp này, sẽ có rất nhiều cách mà bố mẹ áp dụng để răn đe trẻ, nhưng cách được phụ huynh hay sử dụng nhất là quát mắng và đánh đập con. Tuy nhiên, việc này sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy trong sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ. Câu chuyện của cô Li chính xác là minh chứng sống cho việc cha mẹ làm tổn thương con cái.

Cô Li là một người mẹ 2 con. Việc nuôi dạy chúng khiến cô luôn bận rộn. 2 người con của cô là Đại Bảo mới đi học mẫu giáo và Tiểu Bảo một tuổi. Vì trạc tuổi nhau nên không có gì khó hiểu, chúng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn. Đặc biệt là đối với Đại Bảo, cậu bé luôn cảm thấy mình bị đối xử thiên vị với người em của mình và mỗi khi bực tức, cậu bé sẽ khóc òa lên.

Trái ngược, cô Li lại cảm thấy vì Đại Bảo là anh trai nên cậu phải có trách nhiệm với em út. Cô Li yêu cầu con trai cả phải nhận nhiệm vụ quan tâm, săn sóc em và liên tục lặp đi lặp lại rằng Đại Bảo là anh trai trước mặt cậu. Khi lắng nghe những lời này, Đại Bảo cảm thấy vô cùng áp lực vì trách nhiệm đè nén lên đôi vai của mình. Thậm chí, đôi khi cậu bé còn cố tình làm đổ đồ đạc và làm vỡ đồ chơi để thu hút sự chú ý của mẹ.

Lúc này cô Li rất tức giận, nhất là khi cô phát hiện Đại Bảo thường xuyên bắt nạt Tiểu Bảo trong khi cô không ở nhà. Đã có lúc cô Li tức giận đến mức mắng té tát vào mặt Đại Bảo và đánh cậu. Thấy con khóc nhiều, người mẹ này quyết định đổi sang cách khuyên bảo Đại Bảo với giọng điệu nhẹ nhàng, nhưng cậu lại chống lại mẹ mình, không những không thừa nhận sai lầm mà còn giữ nguyên quan điểm, nói rằng cậu ghét em trai. Bà Li không còn lựa chọn nào khác ngoài việc để chồng can thiệp.

Thấy anh trai thường xuyên đánh em khi không có ai ở nhà, người mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân chính là do mình! - Ảnh 1.

Cô Li rất tức giận, nhất là khi cô phát hiện Đại Bảo thường xuyên bắt nạt Tiểu Bảo trong khi cô không ở nhà (Ảnh minh họa)

Người cha sau khi nghe được đầu đuôi sự việc liền đến gặp Đại Bảo và bắt đầu kiên nhẫn dỗ dành cậu. Người cha không những không trách Đại Bảo bắt nạt em trai mình mà còn an ủi, vỗ về. Lúc này, Đại Bảo cũng đã nhận ra lỗi lầm của mình, cậu liền lao ngay vào vòng tay của cha và khóc một cách tức tưởi.

Có lẽ có rất nhiều gia đình trong cuộc sống, giống như gia đình chị Li với 2 đứa trẻ thường xuyên mâu thuẫn và mắc sai lầm vì những chuyện nhỏ nhặt, nhưng mỗi người lại có những cách thức giáo dục con khác nhau trong trường hợp này. Nhưng chưa cần phải áp dụng bất kỳ phương pháp nào, việc thấu hiểu con mới là điều phụ huynh nên cần nhất.

Trước hết, nhu cầu bên trong của trẻ không được đáp ứng

Nhiều người cảm thấy rằng tiếng khóc của đứa trẻ là chống lại chính họ và khóc có nghĩa là không vâng lời, nhưng chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm", phụ huynh đã bỏ qua một vấn đề rằng nhu cầu bên trong của đứa trẻ không thực sự được đáp ứng. Dĩ nhiên, khi không còn cách nào khác, chúng sẽ dùng tiếng khóc để phản kháng. Một khi cha mẹ đã có được sự đồng cảm và thấu hiểu được nỗi oan ức trong lòng của con cái, bằng một cách thần kỳ chúng sẽ không khóc nữa.

Thấy anh trai thường xuyên đánh em khi không có ai ở nhà, người mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân chính là do mình! - Ảnh 2.

Khi cha mẹ đã có được sự đồng cảm và thấu hiểu được nỗi oan ức trong lòng của con cái, bằng một cách thần kỳ chúng sẽ không khóc nữa (Ảnh minh họa)

Thứ hai, trẻ muốn dùng tiếng khóc để bảo vệ mình

Nội tâm của trẻ em thực ra tương đối đơn giản. Nó không suy nghĩ quá phức tạp, quá nhiều vấn đề trong cùng một lúc. Cha mẹ nghĩ rằng khóc là một sự khiêu khích quá mức, nhưng sự thật là đứa trẻ phản ứng theo bản năng. Không chỉ khóc để che giấu bản thân, mà còn có thể là bảo vệ bản thân. Khi trẻ dùng cách này để được cha mẹ tha thứ và an ủi, nghĩ lại thật sự có chút đau lòng vì từ trước đến nay, phụ huynh không thấu hiểu con mình.

Thứ ba, sự phát triển chưa hoàn thiện của não bộ trẻ

Sự phát triển của bộ não con người là một quá trình lâu dài, đặc biệt là thùy trước trán. Các nhà khoa học đã nói rằng chức năng của thùy trước trán trong não chỉ có thể phát triển toàn diện vào khoảng 20 tuổi, điều đó có nghĩa là có thể không có cách nào để kiểm soát tiếng khóc của trẻ. Một khi cảm xúc sụp đổ, não bộ không còn có thể suy nghĩ lý trí hơn nữa, chỉ có thể phản kháng bằng khóc lóc.

Thấy anh trai thường xuyên đánh em khi không có ai ở nhà, người mẹ tá hỏa khi biết nguyên nhân chính là do mình! - Ảnh 3.

Một khi cảm xúc sụp đổ, não bộ không còn có thể suy nghĩ lý trí hơn nữa, chỉ có thể phản kháng bằng khóc lóc (Ảnh minh họa)

Cuối cùng, nỗi sợ hãi khiến trẻ khó kiểm soát cảm xúc

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sợ bị cha mẹ mắng sau khi mắc lỗi nên mặc cho bất kỳ lý do gì, trẻ sẽ viện vào đó để khóc. Nỗi sợ hãi lấn át khiến trẻ khó kiểm soát bản thân, nước mắt cứ thế tuôn rơi. Trẻ nhỏ sau khi bị cha mẹ khiển trách, về cơ bản sẽ có những phản ứng như: khóc lóc, gào thét...

Đối với bậc cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao, khi chứng kiến con như vậy họ sẽ dùng lời nói và hành vi đúng đắn để hướng dẫn con. Thay vì đánh giá tâm lý của con cái họ theo độ tuổi của chúng, phụ huynh sẽ coi con mình như những cá thể độc lập. Họ hiểu nhu cầu thực sự của trẻ em, hiểu trách nhiệm và sứ mệnh của chính mình, suy nghĩ về các vấn đề từ quan điểm của trẻ và giải quyết chúng một cách chính xác. Họ không cao siêu và họ không chỉ trích, mắng mỏ con một cách thái quá. Ngay cả khi trẻ phạm sai lầm, chúng sẽ không mất đi lý trí.

Chuyên gia giáo dục trẻ em Yin Jianli từng nói: "Khi đối mặt với trẻ em, nền văn minh lớn nhất của người lớn nằm ở góc nhìn của đứa trẻ, cố gắng hiểu những gì trẻ đang làm và hướng dẫn trẻ trưởng thành theo cách mà chúng sẵn sàng chấp nhận. Bạn phải đối xử bình đẳng với con trẻ như một 'cá thể độc lập' chứ không phải như một 'kẻ yếu' để chinh phục. Tôi hy vọng tất cả các bậc cha mẹ có thể hiểu ý nghĩa thực sự của câu này".

Theo Inf.news

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày