Tháng 12/1922 là thời điểm rất quan trọng đối với Quách Bố La Uyển Dung, lúc đó bà mới 17 tuổi, kết hôn với Ái Tân Giác La Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, người bằng tuổi bà.
Phổ Nghi chọn bà làm hoàng hậu, chính thức vào cung chung sống. Có thể nói, đó là một điều tương đối vui mừng đối với cá nhân Uyển Dung và cả gia tộc Quách Bố La thị, dù lúc đó nhà Thanh đã diệt vong nhưng Phổ Nghi vẫn được hưởng rất nhiều ưu đãi.
Phổ Nghi vẫn sở hữu địa vị tối cao trong hoàng cung. Tuy triều đại phong kiến đã không còn nhưng Hoàng đế vẫn không phải là nhân vật mà người bình thường có thể tùy ý tiếp cận.
Trong lòng Uyển Dung, bà đương nhiên cũng có cảm giác như vậy đối với Phổ Nghi, cũng rất vui mừng về cuộc hôn nhân vô cùng chói sáng của mình, có thể kết hôn với Hoàng đế nhà Thanh đương nhiên là một vinh dự lớn lao. Điều đó cũng có nghĩa là cả đời bà có được thịnh vượng và phú quý vô tận. Trong bối cảnh thời đại Trung Quốc đầy biến động lúc bấy giờ, điều này rất quan trọng.
Nhưng xét từ thực tế lúc đó, tiến cung lấy chồng quả thực là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời Uyển Dung. Song đây không phải là sự khởi đầu của hạnh phúc mà giống như sự thay đổi trong vực sâu không đáy của bi kịch. Bởi vì điều Uyển Dung không biết là Phổ Nghi tuy chỉ mới 17 tuổi nhưng lại gặp phải một số vấn đề về thể chất khiến ông không thể chăm sóc cô gái mình thích như một người đàn ông bình thường.
Về phần tình huống này, Uyển Dung ban đầu đương nhiên không thể biết nhưng khi hôn nhân kéo dài, nàng tự nhiên phát hiện ra.
Theo ký ức của Tôn Diệu Đình, thái giám lúc đó đang ở trong cung, tính tình của Uyển Dung đã thay đổi đáng kể ngay sau khi kết hôn. Bởi vì lúc đó Tôn Diệu Đình chủ yếu chăm sóc hoàng hậu nên có rất nhiều thời gian và cơ hội tiếp xúc gần gũi với Uyển Dung.
Theo hồi ức của Tôn Diệu Đình, thái giám cuối cùng nhà Thanh, vào cung làm thái giám lúc 15 tuổi, nhờ biểu hiện tốt nên đã trở thành người hậu kề cạnh hoàng hậu Uyển Dung, ông kể: Hoàng hậu lúc đầu tính tình hiền hòa, đối đãi với kẻ hầu người hạ khá tốt.
Theo đó, Hoàng đế Phổ Nghi thường đến Trữ Tú cung, nhưng hiếm khi ở lại qua đêm mà chỉ trò chuyện với hoàng hậu. Ban đầu, hai người cũng thường xuyên đi dạo, đi chơi cùng nhau, về sau Hoàng đế ngày càng ít đến thăm. Kể từ đó, tính tình của Uyển Dung cũng trở nên khó chiều khó đoán hơn. Có lúc bà đang thêu thùa trong phòng thì đột nhiên dừng lại, ngồi quay mặt vào tường, hồi lâu không nói một lời. Tôn Diệu Đình đứng hầu hạ bên cạnh cảm thấy khó hiểu, nhưng không dám hó hé hỏi han vì sợ làm phật lòng chủ tử.
Mỗi khi Uyển Dung có hành vi đột ngột và bất thường như vậy. Các thái giám phục vụ Uyển Dung lâu ngày cũng nhận ra bà đang bị vấn đề gì. Họ biết rõ tình trạng căn bệnh của Phổ Nghi, Hoàng đế và hoàng hậu hầu như không có chuyện giường chiếu mà vợ chồng bình thường nên có. Một người phụ nữ căng tràn sức sống như Uyển Dung chắc chắn không thể chịu đựng được sự cô đơn, quanh hiu này, lâu ngày cũng sinh ra những bất cập trong lòng.
Cũng vì biết chính xác hoàng hậu đang nghĩ gì nên thái giám phải cẩn thận hơn khi hầu hạ, vì nếu không cẩn thận có thể khiến hoàng hậu tức giận, từ đó bị trừng phạt nặng nề hơn.
Từ đó, chúng ta cũng có thể thấy rằng Uyển Dung tuy là hoàng hậu nhưng dưới góc độ của một người phụ nữ, cuộc hôn nhân này không mang lại cho bà hạnh phúc nên có.
Nguồn: Sohu