Tết xưa - Tết nay qua cái nhìn của netizen Việt: Những điều nho nhỏ đổi thay cùng ngày Tết

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 17:30 18/01/2022

Theo cùng những đổi thay của xã hội và cuộc sống, ngày Tết xưa - nay cũng đã có nhiều phần khác biệt. Trong mắt netizen, cái Tết ký ức đã khác với cái Tết của hiện tại.

Một cái Tết nữa lại tới gần với nhiều đổi thay. Cái Tết năm nay sẽ khác với cái Tết năm cũ khi sau một năm biến động vì dịch bệnh, nhiều người chọn ở lại thành phố ăn Tết hay các hoạt động vui chơi cũng hạn chế. Nhưng Tết luôn là vậy - luôn có những điều đổi thay theo cùng năm tháng. Trong mắt các bạn trẻ Việt, ngày Tết của 2022 đã khác xa so với ngày Tết của những năm 90s khi các bạn còn nhỏ.

Tết xưa - Tết nay, những điều gì đã đổi thay?

Văn hóa lì xì

"Ngày xưa bọn mình thích được nhận bao lì xì lắm, tuy chỉ có vài nghìn thôi nhưng thích vô cùng. Bố mẹ cũng ghê nữa, nhận tiền lì xì phải cảm ơn khách rồi không được bóc trước mặt khách. Mọi người mừng tuổi cốt để lấy may, không nặng nề vật chất nên ít khi bọn trẻ con so đo," Hồng Ngân (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.

Văn hóa lì xì bây giờ đã có đôi phần khác biệt khi nhiều người coi trọng giá trị của số tiền hơn là ý nghĩa đằng sau lời chúc tốt đẹp đầu năm. Ngân kể rằng nhiều lúc cô thấy khá buồn khi nhiều người mở tiền lì xì trước mặt luôn và chê ít ngay trong ngày đầu năm mới khiến Ngân thấy ái ngại. Ở một điểm nhìn tích cực hơn, Tết bây giờ người ta không chỉ lì xì nhau tiền mà thay vào đó có thể mừng tuổi sách, quà tặng với những lời chúc thiết thực hơn trong dịp đầu năm.

Tết là phải ở nhà

Với nhiều gia đình, quan niệm Tết là phải ở nhà vẫn còn rất phổ biến. Tiến Huy (26 tuổi, Đà Nẵng) có gia đình gốc Bắc nên mọi lễ nghi ngày Tết đều rất chuẩn chỉ. Hầu như mấy ngày Tết gia đình đều có hoạt động đi thăm họ hàng nội ngoại, con cái hạn chế đi chơi nhà bạn bè dịp đầu năm. Từ nhỏ, ngày Tết luôn là buổi sum họp của đại gia đình cậu sau một năm bận rộn.

Tết xưa - Tết nay qua cái nhìn của netizen Việt: Những điều nho nhỏ đổi thay cùng ngày Tết - Ảnh 1.

"Giờ thì khác xưa rồi khi nhiều người chọn đi du lịch vào Tết. Mấy đứa bạn rủ mình đi Phú Quốc chơi tối mùng 1 Tết. Đợt không có dịch, nhiều đứa bay đi nước ngoài ăn Tết luôn. Mình thì vẫn muốn ở cùng bố mẹ trong dịp Tết nên có đi cũng phải mùng 2, mùng 3 mới dám xin đi xa," Huy tâm sự.

Niềm háo hức cho ngày Tết

"Với mình đó là thứ khác nhất giữa Tết xưa và Tết nay. Ngày xưa, bọn mình háo hức đến Tết lắm: Được mặc áo mới, được có chút tiền lì xì, có những món ngon cả năm không bao giờ được ăn, lại còn không phải đi học nữa… Ngần đấy thứ là đã đủ để mình háo hức chờ Tết lắm rồi," Hùng Lâm (30 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ. So với hơn 2 thập kỷ trước, cái Tết của thế hệ 9x như Hùng Lâm đã khác biệt rất nhiều.

Tết xưa - Tết nay qua cái nhìn của netizen Việt: Những điều nho nhỏ đổi thay cùng ngày Tết - Ảnh 2.

"Người ta không còn háo hức nhiều đến Tết như ngày xưa khi quần áo mua mới quanh năm, món ngon ngày Tết không còn "xi nhê" với thức ăn ngon ê hề quanh năm. Tết với nhiều người như một đợt nghỉ lễ dài ngày, bớt rườm rà những lễ nghi gia đình. Bọn mình thì vẫn háo hức tới Tết - ăn Tết cả hiện tại và "ăn Tết" quá khứ nữa," Hùng Lâm cười.

Sự chuẩn bị cho ngày Tết

"Không hiểu sao mà cứ đến Tết là mọi người kêu bận rộn, kêu mệt mỏi vô cùng. Ngày xưa mình nhớ ba mẹ mình không kêu nhiều như vậy. Có lẽ bởi sự giản tiện trong vật chất mà chủ yếu tập trung vào giá trị tinh thần. Bây giờ nội cái việc dọn nhà, rồi chuẩn bị quà biếu, rồi làm việc ngày Tết thôi đã thấy khổ lắm rồi. Ngày xưa nhà nhỏ, biếu quà cáp đơn giản, công việc của ba má cuối năm cũng không nhiều, gần Tết thảnh thơi lắm," Hồng Duyên (22 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ.

Tết xưa - Tết nay qua cái nhìn của netizen Việt: Những điều nho nhỏ đổi thay cùng ngày Tết - Ảnh 3.

Mọi người "ăn Tết" ít hơn ngày xưa nhưng sao lúc nào cũng thấy bận rộn và khẩn trương. Đôi lúc, chúng ta dường như quên đi ý nghĩa thực sự của ngày Tết cũng là dịp để nghỉ ngơi, trút bỏ hết muộn phiền, mệt mỏi sau một năm dài làm lụng vất vả. Tết bây giờ đầy những bữa bỏ cơm vì bận việc, vì ngẩng mặt lên đã quá trưa, đầy những lúc bực bội vì việc nhà quá nhiều mà không ai giúp đỡ… hoặc đôi khi những bữa tiệc tất niên cuối năm linh đình khiến người ta thấy mệt mỏi, chỉ muốn một chút gì nhẹ nhàng cho bữa cơm ngày cuối năm. Duyên kể nhiều khi nhắn tin cho người yêu hỏi "ăn cơm chưa" lúc 8 giờ tối, 30 phút sau mới có tin nhắn trả lời "cuối năm chạy cho xong job em ạ, bận quá chưa ngẩng mặt lên được". Nghĩ mà thương người yêu, cô đặt vội cho bạn trai phần cơm tấm anh hay thích ăn trên BAEMIN giao đến anh.

Vì Tết là dịp để chúng ta nghỉ ngơi, dù có bận rộn với công việc, bận rộn với những lo toan chuẩn bị cho ngày Tết hay bực bội vì chị kế toán chưa chuyển lương... Những lúc bạn không biết ăn gì, hãy để BAEMIN lo!

https://kenh14.vn/tet-xua-tet-nay-qua-cai-nhin-cua-netizen-viet-nhung-dieu-nho-nho-doi-thay-cung-ngay-tet-20220118172519951.chn