Tàu đâm vào băng nhưng 250 người không tháo chạy mà bình thản... đứng xem

Kim Thảo , Theo Tiền Phong 16:23 02/11/2024
Chia sẻ

250 hành khách trên tàu khi ấy thay vì chen chúc trên những chiếc xuồng cứu sinh như phim Titanic thì ra ban công và nghiêng người qua thành boong tàu để xem chuyện gì đang xảy ra. Sau đó, họ ung dung xuống cầu thang và bắt đầu rời khỏi tàu để đi dạo trên băng.

Lý do vì vụ va chạm không phải tai nạn, đó là một trải nghiệm được lên kế hoạch trong chuyến du lịch Nam Cực.

Bùng nổ du lịch đến Nam Cực

Mới đây, một chiếc tàu du lịch đâm vào tảng băng ở vịnh Hanusse, Nam Cực. Lập tức, con tàu lao về phía trước khiến lớp băng bên dưới mũi tàu vỡ vụn, rồi chìm sâu xuống làn nước lạnh thấu xương.

250 hành khách trên tàu khi ấy thay vì chen chúc trên những chiếc xuồng cứu sinh như phim Titanic thì ra ban công và nghiêng người qua thành boong tàu để xem chuyện gì đang xảy ra.

Sau đó, họ ung dung xuống cầu thang và bắt đầu rời khỏi tàu để đi dạo trên băng bởi vụ va chạm không phải tai nạn, mà đó là một trải nghiệm được lên kế hoạch trong chuyến du lịch đến Nam Cực .

Tàu đâm vào băng nhưng 250 người không tháo chạy mà bình thản... đứng xem- Ảnh 1.

Du khách tận hưởng khoảng thời gian du lịch tại Nam Cực. Ảnh: Jason Evans.

Theo CNN , làn sóng du lịch đến Nam Cực bắt đầu từ lâu, trước khi có đợt bùng nổ du lịch hậu COVID -19.

The Guardian cho biết, ý tưởng đến Nam Cực du lịch bắt đầu từ những năm 1950, nhưng các chuyến đi này khá độc quyền, siêu đắt đỏ và chủ yếu là người Mỹ, Úc, Đức và Anh. Chi phí cho một chuyến du lịch ở Nam Cực tốn ít nhất là 10.000 bảng Anh (khoảng 12.700 USD, tương đương hơn 320 triệu đồng), thậm chí có thể lên đến 100.000 USD (hơn 2,5 tỷ đồng). Vì thế, nơi này là điểm đến của phân khúc du khách cao cấp và giới nhà giàu.

Tàu đâm vào băng nhưng 250 người không tháo chạy mà bình thản... đứng xem- Ảnh 2.

Khách du lịch đổ xô đến Nam Cực dù giá tour siêu đắt đỏ. Ảnh: Andrew Peacock.

Hiệp hội các công ty lữ hành Nam Cực quốc tế (IAATO) cho biết, trước đây mỗi năm chỉ có khoảng 7.000 người đến thăm Nam Cực.

Tuy nhiên, các con số đã bùng nổ trong nửa thập kỷ trở lại đây. Vào mùa đông năm 2017, gần 44.000 khách du lịch đến thăm Nam Cực. Năm nay, con số đó đã vượt qua 122.000 du khách .

National Geographic dự báo, trong năm 2025 nhờ việc sân bay quốc tế tại thủ đô Nuuk, Greenland và sự tăng cường của các chuyến bay đến Bắc Mỹ, lượng du khách đến Nam Cực sẽ còn gia tăng hơn nữa.

Du lịch khiến băng ở Nam Cực tan nhanh hơn

Các chuyên gia cảnh báo việc du khách đến Nam Cực tăng đột biến sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường ở châu lục không có người ở này.

Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Nature cho biết, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tuyết ở Nam Cực đang tan nhanh hơn , do khách du lịch đến thăm lục địa này.

Tàu đâm vào băng nhưng 250 người không tháo chạy mà bình thản... đứng xem- Ảnh 3.

Thực vật phát triển mạnh ngày càng nhiều tại đảo Green thuộc Nam Cực sau khi băng tan do nhiệt độ trái đất tăng cao. Ảnh: Dan Charman.

Các muội đen thoát ra từ ống khói của tàu du lịch lắng xuống băng và thu hút ánh sáng mặt trời, khiến hàng tấn tuyết tan sớm. Các nhà sinh thái học cũng cho biết, sự hiện diện ngày càng nhiều của con người ở Nam Cực đang khiến nồng độ carbon dioxide tăng đột biến ở châu lục toàn băng tuyết này.

Theo CNN , nhiều nhà điều hành tàu du lịch cho biết họ nhận thức sâu sắc về tác động của các tour du lịch đối với môi trường. Vì thế hành khách được hướng dẫn chi tiết về việc không mang theo bất kỳ thực phẩm bên ngoài, hoặc chất gây ô nhiễm nào khác khi hạ cánh ở Nam Cực.

Tàu đâm vào băng nhưng 250 người không tháo chạy mà bình thản... đứng xem- Ảnh 4.

Các nhà sinh thái học cho biết sự hiện diện ngày càng nhiều của con người ở Nam Cực đang khiến nồng độ carbon dioxide tăng đột biến ở châu lục lạnh giá này. Ảnh: Jason Evans.

Các quốc gia khai thác du lịch và nghiên cứu ở Nam Cực cũng ký Hiệp ước Nam Cực, cam kết không ai được xây dựng các công trình cố định trong khu vực để phục vụ mục đích du lịch. Điều này có nghĩa là ở Nam Cực không có khách sạn nào cho khách du lịch lưu trú.

Gần đây, IAATO cũng bắt đầu theo dõi mức tiêu thụ nhiên liệu của các tàu du lịch ở khu vực Nam Cực, và một số nhà khai thác hiện đang sử dụng hệ thống đẩy điện khi có thể, nhằm cắt giảm lượng CO2 , bồ hóng và khí thải ra môi trường...

Việt Nam hiện nay có nhiều đơn vị lữ hành tổ chức tour du lịch đến Nam Cực với thời gian từ 13-20 ngày/tour, giá dao động trong khoảng 450-700 triệu đồng/người.

Theo CNN, The Guardian 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày