Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập

Minh Ngọc, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 11:00 02/02/2025
Chia sẻ

Đối với người nông dân nuôi rắn ở Vĩnh Sơn, thị trấn Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ là công việc mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, kinh nghiệm và sự am hiểu về loài động vật này.

Một ngày cuối năm, PV trở lại làng nghề nuôi rắn nổi tiếng từ lâu đời và đã nổi tiếng của cả nước vì sự thành công và độc đáo để tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi rắn thương phẩm và rắn sinh sản.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 1.

Ông Phạm Văn Hùng (58 tuổi) ở thôn 2, Vĩnh Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã có thâm niên 30 năm trong nghề, chia sẻ: "Tại địa phương này nghề nuôi rắn chỉ mới xuất hiện cách đây 50-60 năm. Khi ấy, nông nghiệp trong làng khó khăn, người dân vào rừng bắt rắn về. Ban đầu, họ bắt lấy thịt hoặc mang xuống miền xuôi bán kiếm tiền trang trải cuộc sống. Dần dần, nguồn rắn trong tự nhiên ít đi, người ta nảy ra ý tưởng bắt chúng về nuôi cho chúng sinh sôi nảy nở. Một con rắn đẻ thành nhiều con, người này rủ người kia nuôi cùng. Cứ thế, số lượng tăng theo cấp số nhân đã hình thành lên làng rắn Vĩnh Sơn như bây giờ, một số nơi cũng từng đến mua giống ở địa phương này".

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 2.

Theo ông Hùng, nuôi rắn không quá khó, nhưng thức ăn và dọn dẹp chuồng ổ thường xuyên sẽ cho năng suất cao, nhanh lớn sẽ sớm được thu hoạch, trong khi đó gia chủ cũng không tốn diện tích để làm chuồng trại.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 3.

Chỗ ở cho rắn là một cái hầm hình hộp được ốp bằng gạch hoặc tùy gia chủ thiết kế (cao chừng 30 - 40cm), mỗi cạnh chừng 40cm đủ cho một con rắn cuộn tròn bên trong. Phía dưới có máng hốt, bên trên cửa "hang" được làm bằng gỗ có ghép lưới sắt và khóa chốt cẩn thận, phía bên ngoài có thể quan sát thấy rắn ở trong.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 4.

Gia đình ông Hùng nuôi khoảng 300 con rắn hổ mang bành. Sản phẩm chính của gia đình ông là rắn thương phẩm và rắn sinh sản.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 5.

Khi bán ra thị trường 1kg rắn thương phẩm khoảng 700.000-800.000 đồng/kg. Trứng rắn bình quân từ 50-70 nghìn đồng/quả, có thời điểm lên đến 170.000 đồng/quả.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 6.

Ông Hùng chia sẻ thêm về kinh nghiệm phối giống cho rắn, chủ nhà sẽ lựa chọn con rắn đực (theo kinh nghiệm) cho vào chuồng một con rắn cái, chờ đến khi phối giống xong sẽ tách chuồng luôn.Song, chủ nhà cũng tiết lộ, nghề nuôi rắn luôn tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro và nguy hiểm. Nếu không có kinh nghiệm và bí kíp "giải nọc độc" khi bị rắn cắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 7.

Cũng tại địa phương này, chị Nguyễn Thị Thu (40 tuổi) đã có 25 năm kinh nghiệm trong nghề, chia sẻ: một con rắn được nuôi từ nhỏ đến khi có thể lấy thịt trong thời gian hai năm, đối với con rắn lấy trứng có thể nuôi trong vòng 5 đến 7 năm nếu rắn cho năng suất trứng tốt. Nếu rắn già quá thì có thể thải, nuôi con mới.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 8.

Chị Thu, cho biết, gia đình chị thường xuyên dọn dẹp chuồng, một tuần đến 10 ngày sẽ phun khử trùng, cung cấp nước, tạo độ ẩm để môi trường luôn mát mẻ, giúp con rắn sống khỏe mạnh.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 9.

Gia đình chị Thu đang nuôi khoảng 2 nghìn con rắn, bao gồm rắn thương phẩm và rắn sinh sản. Theo chị, rắn được bán và xuất khẩu đi cả trong và ngoài nước, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Giá trứng bán ra tại nhà chị Thu dao động từ 70-75 nghìn/quả. Giá rắn thịt từ 600-700 nghìn/kg, dao động theo nhu cầu thị trường.

Tận mắt chứng kiến nơi "thuần hóa" rắn thành tài sản bạc tỷ ở một tỉnh của Việt Nam: Những hiểm nguy rình rập- Ảnh 10.

Trước khi đi lấy chồng nhà chị Thu cũng nuôi rắn, lấy chồng về gia đình tiếp tục công việc này tại nhà. Hiện nay, gia đình chị đã thuê đất làm nhà nuôi rắn.

Trao đổi với PV, ông Hạ Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, cho biết, vào thời điểm đỉnh cao nhất, số hộ dân nuôi rắn chiếm hơn 70% tổng số hộ. Tuy nhiên, do dịch bệnh và khó khăn kinh tế, hiện còn khoảng hơn 50% số hộ theo nghề. Những gia đình duy trì được nghề nay nuôi với số lượng lớn hơn thì khoảng vài trăm con đến vài nghìn con.

Theo chính quyền địa phương, Vĩnh Phúc đang phát triển mô hình du lịch trải nghiệm tại làng rắn Vĩnh Sơn. Du khách có thể tham quan các khu nuôi rắn, tìm hiểu về quy trình chăm sóc và thưởng thức những món ăn chế biến từ rắn. Đây không chỉ là hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là cơ hội để bảo tồn và quảng bá làng nghề truyền thống.

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày