Tâm sự đầy xót xa của những phận đời sống cô độc, không được đón tết giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Ngọc Thắng, Theo Trí Thức Trẻ 08:18 27/01/2020
Chia sẻ

Những năm tháng cuối của cuộc đời, thay vì được an hưởng tuổi già, vui cùng con cháu, nhiều phận đời vẫn phải vất vả mưu sinh qua ngày. Không người thân, anh em họ hàng, họ sống tạm bợ trong những căn lều cũ kỹ và dột nát, ngày thường cũng như ngày lễ Tết chỉ cô độc một mình…

Phận đời bị Tết bỏ quên…

Khu ổ chuột Long Biên từ hàng chục năm nay được biết đến là nơi sinh sống của những lao động nghèo, vô gia cư. Căn đất trống nhỏ bé nằm thọt lỏm phía sau chợ Long Biên, dưới chân cầu Long Biên là nơi hàng trăm người đang cư trú.

Cũng là sống giữa lòng Thủ đô, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây thật khác xa với những nơi còn lại, nơi đây quen với cái tên gọi khu ổ chuột.

Hình ảnh về khu tro nghèo phía sau chơ Long Biên (Hà Nôi).

Những dãy nhà được dựng lên theo kiểu tạm bợ bằng tre nứa, tôn cũ, ván gỗ hỏng, tấm bạt nhỏ.

Cuộc sống của những người ở đây chủ yếu là cửu vạn, nhặt ve chai, nhặt vỏ tôm, thậm chí có những người chỉ chờ ai thuê gì để làm nấy.

Những ngày Tết, khu trọ nghèo này vẫn không có gì thay đổi, những căn nhà im lìm, khóa trái cửa. Người sống tại đây vẫn tất bật mưu sinh, trở về nhà đóng cửa ngủ vội. Khi được hỏi về Tết, nhiều người chỉ lắc đầu, thở dài.

Là một trong những người sống ở đây hơn 10 năm, bà Nguyễn Thị Thìn (85 tuổi) đã trải qua biết bao cay đắng, buồn tủi và khổ cực.

Tâm sự đầy xót xa của những phận đời sống cô độc, không được đón tết giữa lòng Thủ đô Hà Nội - Ảnh 2.

Bà Thìn sống một mình trong túp lều tạm hơn 10 năm qua.

Bà Thìn quê gốc Hà Nội, lấy chồng ở ngõ Văn Chương, quận Đống Đa. Bà có 3 người con trong đó người con trai đã mất khi mới 21 tuổi đời, còn hai người con gái đều đã lập gia đình.

Chồng bà Thìn cũng bệnh tật qua đời. Kể từ đó tới nay bà lui tới khu vực chợ Long Biên sinh sống.

Tâm sự đầy xót xa của những phận đời sống cô độc, không được đón tết giữa lòng Thủ đô Hà Nội - Ảnh 3.

Ở tuổi gần đất xa trời, cụ Thìn vẫn phải gồng lưng nhặt ve chai kiếm ăn từng bữa.

Hằng ngày cụ bà thường bắt đầu công việc nhặt phế liệu của mình quanh khu vực chợ Long Biên từ lúc 3h sáng, công việc kết thúc khi phiên chợ đêm tan.

Sau khi nhặt giấy bóng, phế liệu, bao bì về nhà, bà Thìn phân loại giặt giũ rồi mang đi bán. Số tiền kiếm được mỗi ngày 40-50 nghìn đồng chỉ đủ bà lão ăn uống, nhà trọ qua ngày.

"Nghĩ đến chuyện gia đình buồn tủi lắm, hai con gái thì nó cũng có cuộc sống riêng. Con trai tôi thì mất sớm, không còn người bấu víu nên tôi sống ở đây. 

Tâm sự đầy xót xa của những phận đời sống cô độc, không được đón tết giữa lòng Thủ đô Hà Nội - Ảnh 4.

Cụ bà gần 10 năm qua chưa có một cái Tết đúng nghĩa.

Nhà có công có việc thì tôi mới về. Các năm đến ngày Tết thì cũng lủi thủi một mình trong gian nhà mấy mét vuông này", bà Thìn nói.

Tết về, bà Thìn vẫn làm công việc nhặt phế liệu xuyên Tết. Ở cái tuổi 85 cuộc sống không còn bao lâu nữa nhưng với bà thì chưa một ngày nghỉ ngơi bởi nếu nghỉ sẽ không kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống cũng như tiền nhà trọ.

Không dám mơ về cái Tết sum vầy

Cách nhà Thìn không xa là nhà cụ bà Lưu Thị Bình (81 tuổi), ai cũng biết tới bà bởi bà đã sống đơn độc với nơi này hàng chục năm nay.

Bà Bình quê ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, sau đó vì biến cố gia đình nên bà chuyển lên đây để sinh sống.

Tâm sự đầy xót xa của những phận đời sống cô độc, không được đón tết giữa lòng Thủ đô Hà Nội - Ảnh 5.

Cụ Bình tâm sự về cuộc đời mình.

Những ngày đầu đến Hà Nội, sức khỏe yếu không tìm được việc may mắn cho bà khi có người xin cho đi bán nước ở ngoài bến xe buýt.

Hằng ngày bà đẩy chiếc xe nhỏ chất đầy ghế, phích, bếp than… từ chiều. Công việc của bà lão kết thúc vào sáng hôm sau khi trời mọc sáng rõ.

Ngày bán nước cũng được vài chục nghìn đủ cho cho bà trang trải cuộc sống, đóng tiền nhà trọ.

Tâm sự đầy xót xa của những phận đời sống cô độc, không được đón tết giữa lòng Thủ đô Hà Nội - Ảnh 6.

Cụ bà ước mơ có một cái Tết quây quần bên gia đình.

Nhắc đến gia đình, bà lại rơi nước mắt. Bà kể, hiện chồng và con bà đã mất, không con một ai. Chỉ có công việc mới khiến bà vơi đi nỗi buồn không còn chồng con cũng như nỗi buồn về cuộc sống nơi quê.

Bà kể tiếp, những tháng ngày sống ở đây chưa bao giờ bà được đón Tết, trong tâm trí bà cũng chẳng dám nghĩ đến Tết. 

Ngày Tết của bà cũng như ngày thường, không chuẩn bị gì, may mắn thì được những nhóm tình nguyện đến phòng trao tặng cặp bánh chứng, gói kẹo.

Tâm sự đầy xót xa của những phận đời sống cô độc, không được đón tết giữa lòng Thủ đô Hà Nội - Ảnh 7.

Những căn nhà trong xóm trọ nghèo khóa trái cửa, đìu hìu. Chủ nhà vẫn đang tất bật mưu sinh trước cái Tết đang cận kề. Với họ kiếm bữa ăn hằng ngày còn mệt chứ đừng nghĩ xa xôi đến việc đón Tết.

"Hơn 10 năm ở Hà Nội cũng là từng nấy thời gian tôi đón Tết ở đây. Tối đêm 30 Tết nhìn thấy cảnh mọi người sắm sửa, gia đình đèo các con đi chơi Tết tôi thấy buồn cho thân phận mình. 

Tết đến người ta vui vầy bên con cháu còn tôi thì không. Khi thời khắc chuyển sang năm mới pháo hoa bắn lên tôi náo nức lắm nhưng khi về đến nhà trọ lại tủi thân", bà Bình chia sẻ. Những bà lão như bà Bình, bà Thìn chỉ mong chút thời gian sum vầy bên con cháu.

Mơ ước đó với những người như các bà chắc mãi cũng chỉ là ước mơ mãi không thành hiện thực…

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày