Tài xế Trung Quốc suýt bị CSGT phạt nặng vì nồng độ cồn quá cao do ăn nhiều sầu riêng

Duy Vu, Theo Helino 21:31 02/05/2019

Không uống bia, càng không uống rượu, thế nhưng vị tài xế này vẫn suýt bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì nồng độ cồn vượt ngưỡng giới hạn.

Theo như đoạn clip được lan truyền trên khắp mạng xã hội Trung Quốc, ghi lại vào hồi ngày 17/4 vừa qua, một người đàn ông sống ở huyện Như Đông, tỉnh Giang Tô, đã bị cảnh sát gọi lại để thử nồng độ cồn khi đang lái xe. Kết quả cho thấy nồng độ còn trong máu anh đã vượt ngưỡng cho phép.

Tuy vậy, nam tài xế vẫn một mực phủ nhận hành vi uống rượu khi điều khiển phương tiện giao thông; anh nhiều lần thanh minh rằng mình chỉ "ăn hơi nhiều sầu riêng" chứ không hề động vào bia, rượu.

Đôi co hồi lâu, cảnh sát giao thông đành xét nghiệm máu người này để làm cho ra nhẽ. Ngạc nhiên thay, nồng độ cồn trong người anh quả thực là con số "0" tròn trĩnh.

Tài xế Trung Quốc suýt bị CSGT phạt nặng vì nồng độ cồn quá cao do ăn nhiều sầu riêng - Ảnh 1.

Sau khi thử máu, người đàn ông được xác nhận không uống rượu bia khi lái xe.

Tò mò về tác dụng phụ này của sầu riêng, các viên cảnh sát địa phương đã quyết định làm một thí nghiệm nhỏ để kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo cồn. Hôm 29/4, nam sĩ quan Yu Pengxiang ăn thử một phần sầu riêng, để rồi thấy nồng độ cồn ngay lập tức tăng vọt lên 36 mg/100 ml., trong khi quy định của luật pháp Trung Quốc chỉ giới hạn nồng độ cồn trong máu khi lái xe là 0,02% (20 mg/ 100 ml). Nhưng chỉ 3 phút sau, khi Yu thử lại, máy lại báo kết quả trái ngược hoàn toàn lúc ban đầu.

Tài xế Trung Quốc suýt bị CSGT phạt nặng vì nồng độ cồn quá cao do ăn nhiều sầu riêng - Ảnh 2.

Một nam sĩ quan cũng đã thử đo nồng độ cồn khi ăn sầu riêng và có kết quả tương tự.

Tài xế Trung Quốc suýt bị CSGT phạt nặng vì nồng độ cồn quá cao do ăn nhiều sầu riêng - Ảnh 3.

Vì lí do này, quan chức Trung Quốc đã tạm thời đưa ra khuyến cáo với người dân, cảnh báo họ không nên ăn sầu riêng hoặc các sản phẩm tương tự, ngoài ra cũng không nên súc miệng bằng nước súc miệng nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn kể trên. Trong khi đó, dân mạng Trung Quốc lại lên tiếng yêu cầu các cảnh sát giao thông gửi lời xin lỗi tới viên tài xế, đồng thời chỉ trích họ không nên quá lệ thuộc vào các thiết bị đã quá cũ và lỗi thời trong quá trình tác nghiệp.

Theo BBC