Tại sao nhiều người có giấc mơ về quê mở tiệm tạp hóa: Sự thật khắc nghiệt phía sau khiến tất cả tỉnh mộng!

Trần Hà , Theo Phụ nữ Số 12:38 13/04/2025
Chia sẻ

Mở tiệm tạp hóa tưởng dễ nhưng không phải lúc nào “giấc mơ này cũng thành sự thật”.

Một người phụ nữ đăng tải clip quay tiệm tạp hóa nhỏ xinh do chính mình làm chủ, không cần nói một lời nào nhưng viral lắm vì… đó là ước mơ của nhiều người đấy. Trong đó có cả tôi - một người trẻ 25 tuổi chỉ muốn “làm bà chủ tiệm tạp hóa” ở quê và không ngờ, khi lướt đọc bình luận ở những video về tiệm tạp hóa này, lại có nhiều người chung ước mơ với tôi đến vậy!

 "Giấc mơ của tôi, có một căn nhà nhỏ, mở một cửa hàng tạp hóa, sống yên bình qua ngày”, “Bây giờ mà đủ tiền là tôi mở ngay”, “Làm bà chủ tiệm tạp hóa, có thời gian còn là mục tiêu trong cuộc sống của tôi nữa”,... là những bình luận của netizen.

Vì sao có ước mơ làm chủ tiệm tạp hoá?

Bài viết có cùng trăn trở trên Sohu chỉ ra rằng “tiệm tạp hóa là ước mơ thuở bé của bất kỳ đứa trẻ nào”. Không phải tất cả, song hầu hết khi còn là trẻ em, đặc biệt là ở giai đoạn Mầm non, Tiểu học, ai cũng có mong ước mình là con, cháu của chủ tiệm tạp hóa để ăn cho thỏa thích những món đồ trong tiệm mà chẳng cần nhìn giá, trả tiền.

Tại sao nhiều người có giấc mơ về quê mở tiệm tạp hóa: Sự thật khắc nghiệt phía sau khiến tất cả tỉnh mộng!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

“Khi còn nhỏ, tôi rất ghen tị với những đứa trẻ có gia đình mở cửa hàng tạp hóa. Bạn muốn ăn gì thì cứ với tay lên kệ và lấy mà không cần xin tiền người lớn. Tôi còn phải dành dụm, chỉ dám mua một ít mà vẫn thòm thèm vì hết tiền nữa chứ. Nên thuở đó, có tiệm tạp hóa là một cái gì đó như kiểu thần tượng ấy, cứ nghĩ đến là thấy tuyệt vời”, một netizen bình luận.

Trong ký ức của nhiều đứa trẻ có gia đình mở tiệm tạp hóa thì cũng thấy thật… thần kỳ. “Bởi, chúng sẽ thấy đồ trong tiệm tạp hóa luôn đầy ắp, cái gì cũng có. Hoặc ít nhất trong mắt trẻ con thì chuyện gia đình có tiệm tạp hóa sẽ khiến những đứa bạn cùng lớp ngưỡng mộ lắm”, tờ Sohu bình luận.

Những hình ảnh cô, chú, ông, bà ngồi bán hàng tạp hóa, đon đả khi khách tới, lúc nào cũng nở nụ cười trên môi,... in hằn trong ký ức của nhiều đứa trẻ. Thế nên, tiệm tạp hóa lại càng trở thành “giấc mơ” mà nhiều người nghĩ tới khi trưởng thành, người trẻ ngày nay cũng không ngoại lệ.

Tại sao nhiều người có giấc mơ về quê mở tiệm tạp hóa: Sự thật khắc nghiệt phía sau khiến tất cả tỉnh mộng!- Ảnh 2.

Nhiều người trẻ mở cửa hàng tạp hóa, về quê sống.

Trước làn sóng sa thải, áp lực cạnh tranh cao trên thị trường lao động, 9X không khỏi nghĩ đến giấc mơ thuở bé. Lúc này không còn là chuyện được ăn kẹo thỏa thích mà chẳng cần xin tiền bố mẹ nữa mà hình ảnh về sự bình yên, không áp lực, bộn bề của những cửa hàng nhỏ này mang lại nhiều hơn.

“Có một cửa hàng nhỏ ở lối vào con hẻm nơi ông tôi sống. Vào mùa đông, cửa hàng có bếp lò và rất ấm áp. Mùa hè, các bà các cô thường tụ tập nói chuyện, uống nước mát và tán gẫu. Khi mùa thu đến, tôi thấy chủ tiệm ngồi đan len, đọc sách.

Nó đối lập hoàn toàn với sự ngột ngạt, bon chen đến mức có nhiều khi chẳng thở nổi của tôi”, một netizen bình luận. Bởi vậy, nhiều người nghĩ đến tiệm tạp hóa như một sự chữa lành, nơi bạn (có thể) được sống gần với gia đình, làm những điều mình muốn một cách nhẹ nhàng, thư thái và còn được trò chuyện với những người xung quanh. 

Đôi khi chỉ là những câu hỏi vu vơ, vụn vặt hằng ngày… Bạn cũng có thể làm những điều mình yêu thích ngay trong giờ làm khi đã là bà chủ tiệm tạp hóa như đọc sách, xem phim, tán gẫu,... miễn là bạn vẫn có mặt ở quán, bán hàng - thu tiền của khách.

“Trong hình dung cơ bản, tiệm tạp hóa giải quyết được tất tần tật các vấn đề mà nhiều người mong muốn trong cuộc sống, công việc. Đó là sự tự do, linh động về thời gian, đã làm chủ nên không bị áp lực quản lý. Nhiều người nghĩ đó là sống chill. Khi mở tiệm tạp hóa, người ta cũng nghĩ đến chuyện mở ở quê, các ngôi làng nên đó cũng là công việc mà bạn có thể được ở cạnh gia đình, những người thân yêu mà vẫn kiếm ra tiền”, tờ Sohu bình luận thêm. 

Những ai có ý định bỏ phố về quê thì mở tiệm tạp hóa cũng là một sự lựa chọn đáng lưu tâm.

Tại sao nhiều người có giấc mơ về quê mở tiệm tạp hóa: Sự thật khắc nghiệt phía sau khiến tất cả tỉnh mộng!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Hơn nữa, một trong những lý do khiến nhiều người nghĩ đến tiệm tạp hóa nhiều hơn khi nói về ước mơ là vì có khả năng thành sự thật…

“Chỉ cần 10-20 nghìn nhân dân tệ (khoảng 35 đến 70 triệu đồng) là bạn đã có thể thành bà chủ một cửa hàng tạp hóa ở quê. Đương nhiên, là bạn đã có cửa hàng sẵn, chỉ tính tiền mua sản phẩm thôi nha. Cửa hàng rộng 5 hay 50m2 tùy bạn chọn. Bạn cũng là người quyết định sẽ bán những cái gì đầu tiên, bày biện và trang trí ra sao, miễn phù hợp với túi tiền”, tờ Sohu chia sẻ trong bài viết về “chi phí mở tiệm tạp hóa”.

Hơn nữa, tiền cũng thu về trong ngày, nên bạn dễ dàng thực hiện kinh doanh theo phương pháp vòng quay vốn lưu động (working capital turnover) là chỉ số thể hiện số lần vốn lưu động được sử dụng và tái tạo để tạo ra doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định.

Nói chung, tùy vào nhu cầu, sở thích và khả năng mà bạn có thể trở thành “bà chủ” bất cứ lúc nào.

Với tất tần tật những lý do nêu trên, nói rằng tiệm tạp hóa là ước mơ của nhiều người quả không sai và cũng rất phù hợp.

Sự thật khắc nghiệt được tiết lộ, nghĩ cho kỹ trước khi bỏ việc về quê bán tạp hoá!

Tuy nhiên, có bao giờ bạn trăn trở với những điều kiện thuận lợi và lợi ích kể trên mà tiệm tạp hóa vẫn chỉ dừng lại ở “ước mơ” hay không? Đây cũng là vấn đề mà nhiều người từng đạt được “ước mơ” này hay đã làm chủ tiệm tạp hóa chỉ ra.

Đó là, bà chủ tiệm tạp hóa không sống chill như mọi người nghĩ. Nếu bạn đi làm có giờ hành chính quy định cụ thể thì bà chủ tiệm tạp hóa được ví như “có con nhỏ”. Không ai đặt ra quy định giờ giấc song việc bạn phải thức khuya, dậy sớm để bán hàng là chuyện bình thường. Không phải lúc nào cũng có khách, song khách đến mua là phải có mặt nên dường như phải làm việc xuyên suốt. “Có hôm 4h sáng đã phải tỉnh dậy bán hàng, có những ngày tới khuya 2-3 giờ sáng mới xếp hàng vào là chuyện bình thường”, một netizen bình luận.

Tại sao nhiều người có giấc mơ về quê mở tiệm tạp hóa: Sự thật khắc nghiệt phía sau khiến tất cả tỉnh mộng!- Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Thế nên, không hề có chuyện an nhàn như mọi người vẫn thường nghĩ. Đặc biệt khi đặt trong bối cảnh hiện nay, kinh doanh online phát triển, người tiêu dùng có xu hướng đặt hàng qua app hay mua hàng qua các phiên livestream nhiều hơn nên sự cạnh tranh của các cửa hàng tạp hóa cũng cao hơn, đòi hỏi người làm chủ phải tư duy, tính toán nhiều hơn để duy trì cửa hàng và mang lại lợi nhuận.

“Khi đã làm chủ, bỏ một số vốn nhất định ra để kinh doanh, dù ít - nhiều cũng phải tính toán để có lời. Thế nên, chủ một cửa hàng tạp hóa thì dễ nhưng để làm chủ một cách lâu bền là vấn đề khó vô cùng. Đã có rất nhiều cửa hàng mở ra và phải đóng cửa vì không bán được hàng, không sinh lời,...

Suy cho cùng, bạn đâu thể làm một công việc để vừa mưu sinh, vừa sống chill mà không thể kiếm ra tiền, đúng không?”, tờ Sohu bình luận.

Những bình luận của netizen: “Nhà mình bán tạp hoá 15 năm, bán tạp hoá phải xác nhận 1 chuyện là bạn phải bán xuyên suốt, không nghỉ ngày nào. Thêm nữa vốn nặng nhưng lời mỗi món chỉ tầm 1-2-3k. Nhiều người nghĩ bán tạp hoá giàu lắm. Nhưng đó là hồi xưa và bán sỉ số lượng lớn mỗi ngày thì mới giàu. Chứ giờ không có giàu đâu cái đó nói thiệt”, “Bán tạp hóa với tâm trạng chill chill thích hợp hơn chứ đầu tư làm giàu thì khó thật mà”, “Mấy bà ước mơ bán tạp hoá thì nghĩ kỹ lại nha. Bữa nào bán ế là buồn ngủ, mà vừa thiu thiu ngủ là có người lại mua đồ. Đang ế mà bưng cái mâm cơm chưa kịp ăn đũa nào thì có người lại mua đồ. Mùa đông có hôm 4h sáng đã có người gõ cửa”,... là những bình luận của netizen.

Tại sao nhiều người có giấc mơ về quê mở tiệm tạp hóa: Sự thật khắc nghiệt phía sau khiến tất cả tỉnh mộng!- Ảnh 5.

Bạn có ước mơ mở tiệm tạp hóa không?

Và cùng với sự cạnh tranh đó thì việc làm giàu từ tiệm tạp hoá cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thế nên, đôi khi việc trở thành chủ của một cửa hàng tạp hóa vẫn được xem là ước mơ bởi không phải ai cũng có điều kiện/nhu cầu để sống một cuộc đời tạm gọi là vừa đủ, vừa vặn như vậy. 

Bởi, ai cũng có nhiều thứ cần phải lo toan, áp lực từ chính bản thân, gia đình và xã hội, đặc biệt là khi còn trẻ, nếu chưa trải nghiệm đủ, hiếm ai muốn một cuộc đời bình yên.

Nguồn: Sohu, Weibo, MXH.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày