Tại sao đêm đến trời lại tối? Bí ẩn 200 năm nay mới có lời giải đáp

J, Theo Trí Thức Trẻ 22:05 03/02/2017
Chia sẻ

Trên đời này vẫn có những bí ẩn chẳng ai có thể giải đáp. "Vì sao có ngày và đêm?" - câu hỏi này không hề đơn giản như bạn tưởng.

Trong hàng thế kỷ, có một bí ẩn đã làm đau đầu rất nhiều nhà khoa học mà không thể giải đáp. Đó là câu hỏi: Vì sao ban đêm trời lại tối?

Bạn nghĩ câu hỏi này có ngớ ngẩn không? Theo thường thức, ai cũng biết rằng Trái đất xoay quanh Mặt trời và tự quay quanh chính nó. Thế nên, mặt nào quay vào Mặt trời sẽ là ban ngày, và khi quay đi sẽ là ban đêm.

Tại sao đêm đến trời lại tối? Bí ẩn 200 năm nay mới có lời giải đáp - Ảnh 1.

Ngày và đêm là do chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời - điều này ai cũng biết

Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ, con người đã sớm biết rằng vũ trụ là vô hạn và cũng ngần ấy ngôi sao hiện diện trong đó. Mỗi ngôi sao đều phát ra ánh sáng của riêng mình, vậy thì không thể có chuyện có thời điểm Trái đất tối đi được. Nhưng sự thật là chúng ta vẫn có ngày và đêm. Tại sao?

Câu hỏi này được Heinrich Olbers - một nhà thiên văn học người Đức đặt ra vào năm 1823, mang tên "Nghịch lý Olbers". 

Tuy nhiên, sau đó các chuyên gia ước tính rằng vũ trụ chỉ có khoảng 100 - 200 tỉ thiên hà trong khoảng quan sát được, và chừng đó là không đủ để phủ kín bầu trời cũng như chiếu sáng màn đêm của Trái đất. Vậy là nghịch lý Olbers chẳng còn là vấn đề nữa.

Tại sao đêm đến trời lại tối? Bí ẩn 200 năm nay mới có lời giải đáp - Ảnh 2.

Nhưng nếu vũ trụ là vô hạn, số lượng các ngôi sao sẽ đủ để phủ kín bầu trời. Tại sao trời vẫn tối?

Có điều bằng công nghệ hiện đại ngày nay, các nhà khoa học xác định được rằng vũ trụ có ít nhất 2 nghìn tỉ thiên hà trong khoảng quan sát được. 

Con số này là quá đủ để chiếu sáng mọi tinh cầu trong khoảng cho phép. Và một lần nữa, nghịch lý Olbers lại hiển hiện, làm đau đầu các chuyên gia.

Câu trả lời là gì?

Thực ra ngay từ thời điểm đưa ra nghịch lý, Olbers đã đặt ra một giả thuyết để trả lời cho vấn đề này. Theo ông, có một lớp mây hydro chen giữa Trái đất và các vì sao khác, chặn ánh sáng lại. Tuy nhiên, phải đến 200 năm sau đó, giả thuyết này mới được chứng minh là sự thật.

Người đứng đầu nghiên cứu chứng minh giả thuyết của Olbers là giáo sư Christopher Conselice - nhà thiên văn học thuộc ĐH Nottingham. 

Bằng các thử nghiệm quan sát quang phổ ánh sáng trên bầu trời đêm, giáo sư xác nhận được sự tồn tại của một lớp mây hydro trong vũ trụ.

Tại sao đêm đến trời lại tối? Bí ẩn 200 năm nay mới có lời giải đáp - Ảnh 3.

Một đám mây hydro đã chặn đứng

Theo Conselice, các thiên hà chứa số lượng sao đủ để phủ kín cả bầu trời của chúng ta. Tuy nhiên "hầu hết ánh sáng từ các thiên hà xa xôi đó đã bị đám mây hydro chặn lại. Đó là giả thuyết do Olbers đặt ra nhưng bị người đời bác bỏ, và đến nay chúng ta chứng minh được nó là thật" - Conselice cho biết.

Nguồn: Independent
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày