Tá hoả khi xem lịch sử tìm kiếm của những người lớn tuổi trên mạng: Tôi không ngờ!

S.A, Theo Đời sống Pháp luật 12:17 28/11/2024
Chia sẻ

Bạn không biết bố mẹ đang trăn trở những điều gì đâu.

Thời đại công nghệ phát triển, không chỉ người trẻ mà nhị vị phụ huynh cũng ngày càng làm quen nhiều hơn với cách sử dụng các ứng dụng, tìm kiếm thông tin trên Internet. Nhưng chính từ đây, những câu chuyện oái oăm đến từ lịch sử tìm kiếm của bố mẹ khiến con cái không nhịn được mà phải chia sẻ với cư dân mạng.

Theo đó, mỗi phụ huynh đều có một nỗi niềm riêng. Có người loay hoay tại sao bộ phim mình đang mê mãi chưa ra tập mới nên lên Google hỏi trang trọng: “Tôi xin hỏi Tình yêu và định mệnh tập 44 là hết rồi hả?”. Có người lại trăn trở công việc tương lai của con gái nên nhắn nhủ: “Nữ sinh năm 2007 hợp nghề gì?”. 

Tá hoả khi xem lịch sử tìm kiếm của những người lớn tuổi trên mạng: Tôi không ngờ!- Ảnh 1.

Khi bộ phim yêu thích không ra tập mới mà mẹ không biết phải làm sao!

Tá hoả khi xem lịch sử tìm kiếm của những người lớn tuổi trên mạng: Tôi không ngờ!- Ảnh 2.

Định hướng nghề nghiệp thông qua Google

Tá hoả khi xem lịch sử tìm kiếm của những người lớn tuổi trên mạng: Tôi không ngờ!- Ảnh 3.

Ai rồi cũng muốn bụng nhỏ eo thon thôi.

Bên cạnh đó những hạn chế về mặt công nghệ cũng gây ra những sự cố khó đỡ. Một cư dân mạng tiết lộ mục tìm kiếm YouTube của “mẹ iu” là chương trình “Ăn chay vượt ngàn chông gai”. Các anh tài của Anh trai vượt ngàn chông gai mà biết chắc buồn lắm!

Tá hoả khi xem lịch sử tìm kiếm của những người lớn tuổi trên mạng: Tôi không ngờ!- Ảnh 4.

Ăn chay mà sao vất vả quá!

Không chỉ ở trong nước mà netizen nước ngoài cũng rất hứng thú với chủ đề này và tiết ộ nhiều tình huống thú vị. Phía dưới topic này trên MXH Trung Quốc, cư dân mạng để lại vô số bình luận khó đỡ: 

- Cách đây không lâu tôi có dạy bố mẹ tìm kiếm trên mạng. Và đây là lịch sử tìm kiếm của họ: “Tại sao bạn luôn cảm thấy đói và chỉ ngủ được 3 tiếng mỗi ngày”, “Tại sao bạn vẫn bị nổi mụn?”, “Sự khác biệt giữa ví nữ và túi xách là gì?”, “Sàn nhà có chống trầy xước không?”,... Và vấn đề cuối cùng của họ là: “Làm sao để con trai tôi nhanh chóng có con sau khi kết hôn”. Tôi không biết nên nói gì nữa. 

- Sau khi dạy bố tôi cách sử dụng trình duyệt để tìm kiếm thì ông luôn dùng nó nếu có bất kỳ câu hỏi nào. Một ngày nọ tôi vô tình phát hiện ra đây là nội dung tìm kiếm của bố: “Cách pha trà”, “Cách tìm chìa khóa”, “Phải làm gì nếu con không còn nữa”, “Con chó con bị nhốt phải làm sao?”, “Con gái không lấy được chồng thì phải làm sao!”,... 

- Tôi là người chỉ cho bố lên mạng tìm thông tin nhưng lịch sử tìm kiếm của ông đều liên quan đến đàn cá. Xem xong tôi cảm thấy như mình là con rơi con rớt vậy. 

- “Con gái mập thì phải làm sao?”, “Con trai đen quá, mặc gì trông cũng ảm đạm”, “Con gái cao và mập thì mặc gì?”, “Con gái mặc gì cho đẹp”, “Cách giảm cân cho con”,... Đây là lịch sử tìm kiếm của mẹ tôi.

- Với tôi thì không phải lịch sử tìm kiếm mà là lịch sử mua sắm. Bố tôi không thường xuyên mua hàng online, số lần đặt chỉ đếm trên đầu ngón tay dù có app từ nhiều năm nay. Và 2 trong số những khoản mua đắt nhất là đặt hoa cho tôi và em trai trong ngày chúng tôi tốt nghiệp đại học.

Tá hoả khi xem lịch sử tìm kiếm của những người lớn tuổi trên mạng: Tôi không ngờ!- Ảnh 5.

(Ảnh minh hoạ)

Ở Nhật Bản, câu chuyện lịch sử tìm kiếm của bố mẹ được một chàng trai đăng tải cũng từng gây xôn xao. 

Anh chàng tốt nghiệp trường đại học hàng đầu trong nước nhưng chưa kiếm được việc làm nên vẫn ở nhà. Một ngày nọ, khi mở máy tính ra, anh phát hiện các tìm kiếm của bố mẹ đều liên quan đến mình: “Giáo dục con cái thất bại”, “Việc học của con không được tốt”, "Con trai tốt nghiệp nhưng thất nghiệp, chỉ ở nhà”, “Vừa tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm, chỉ ở nhà thì sao”,... Sau khi phát hiện ra chuyện này, anh chàng có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thậm chí bật khóc. 

Tuy nhiên khi bài đăng được chia sẻ lên MXH, anh chàng nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Một nửa cho rằng anh nên tự chấn chỉnh lại bản thân, đi kiếm việc làm, thay vì ở nhà mà khóc. Và phe ngược lại nhận định bố mẹ lo lắng là có lý, họ dường như là phụ huynh có trách nhiệm. 

Còn bạn, bạn có biết lịch sử tìm kiếm của bố mẹ có gì không?

(Tổng hợp)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày