Miệng xinh bị "biến dạng" vì chứng bệnh mới toanh

Bác sĩ Mèo, Theo Trí Thức Trẻ 12:00 20/08/2012
Chia sẻ

Nó khiến môi khô và nứt đó!

mieng-xinh-bi-bien-dang-vi-chung-benh-moi-toanh

Khoảng 2 tháng nay, không hiểu sao bỗng nhiên em rất hay cảm thấy khát nước và miệng lúc nào cũng trong trạng thái khô. Không những thế, môi em còn bị bong da, ở phía khóe miệng thì thỉnh thoảng xuất hiện các lằn nứt như vết chân chim. Tình trạng này khiến em gặp rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt vì nó cản trở việc ăn uống của em. Mong bác sĩ giải đáp giúp liệu em có đang mắc phải chứng bệnh gì nghiêm trọng không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (asarj...@yahoo.con)
mieng-xinh-bi-bien-dang-vi-chung-benh-moi-toanh
Chào em,

Hiện tượng khô miệng như em miêu tả trong thư xảy ra khi nước bọt ít hoặc hoàn toàn không được sản xuất. Nó sẽ khiến người bệnh có cảm giác mọi thứ như đặc quánh và biểu hiện rõ nhất chính là cảm giác khát.

Thiếu nước bọt không chỉ gây khô miệng mà còn gây khô da. Môi trở nên nứt nẻ và xuất hiện các vết loét ở khóe miệng, thậm chí ngay cả lưỡi cũng cảm thấy thô ráp nên người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nuốt hoặc nói do không có nước bọt bôi trơn.
 
Hơn nữa vì nước bọt không ngấm vào thực phẩm nên sẽ ảnh hưởng tới quá trình nhai và tiêu hóa thức ăn, nó cũng khiến hơi thở có mùi. Ngoài ra, khô miệng có thể là thủ phạm gây khản giọng hay ngứa họng.

Các nguyên nhân gây khô miệng hay gặp là:

- Thuốc: Hơn 400 loại thuốc có thể gây khô miệng, từ các loại thuốc không kê đơn dành cho các bệnh thông thường như dị ứng, cảm lạnh đến các loại thuốc kê đơn cho các bệnh như huyết áp cao, bàng quang hoạt động quá mức và thần kinh.

- Tổn thương thần kinh: Khô miệng có thể liên quan với các tổn thương thần kinh ở đầu hay cổ. Nếu những dây thần kinh chính truyền thông điệp giữa não và tuyến nước bọt bị tổn thương, não bộ sẽ không thể điều khiển việc sản xuất nước bọt. Không có nước bọt, cảm giác ngon miệng sẽ giảm bởi vì nước bọt cũng truyền hương vị của thực phẩm đến các tế bào thần kinh trong miệng và họng.

- Những nguyên nhân khác: Khô miệng có thể do chứng bệnh Sjogren (bệnh tự miễn đích thực của các tuyến ngoại tiết). Bệnh khiến các tế bào bạch cầu tấn công tuyến lệ và tuyến nước bọt, gây khô mắt, khô miệng. Khô miệng cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. 

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, từ đó nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho mình.

Ngoài ra, em cũng nên thực hiện những điều sau để hạn chế sự khó chịu do chứng khô miệng đem lại:

 - Uống nước thường xuyên giúp giảm cảm giác khô miệng nhưng lưu ý tránh xa các loại nước có đường, có tính axit hay có cafein.

- Uống nước lọc hay sữa trong bữa ăn cũng giúp miệng bớt khô, hỗ trợ cho quá trình nhai và nuốt.

- Thường xuyên nhai kẹo không đường sẽ giúp tăng tiết nước bọt. 

- Cố gắng ngủ trong phòng có máy tạo ẩm để giảm cảm giác khô miệng.
 
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
 
mieng-xinh-bi-bien-dang-vi-chung-benh-moi-toanh
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày