1. Chủ động tiêm phòng quai bị với vắc xinThường thì khi bạn còn bé xíu khoảng 1 tuổi bạn đã được các mẹ bế đi tiêm phòng quai bị ở những cơ sở y tế rồi đấy. Khi ấy bạn thường được tiêm 02 mũi vắc xin phòng quai bị liền: lần 1 lúc 12 tháng tuổi, lần 2 từ 4-12 tuổi.
Thậm chí nếu như bạn được bắt đầu tiêm phòng sớm hơn khoảng từ 9 tháng tuổi thì sẽ nhận được 03 mũi tiêm: lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 từ 4-12 tuổi.
Ngoài ra, có một cách khác để đề phòng quai bị khi bạn chưa được tiêm vắc xin quai bị trước đó là phòng bệnh với globulin miễn dịch.
2. Tích cực điều trị bệnh khi bị quai bị ghé thăm- Khi bị quai bị bất chợt ghé thăm, bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn và cách ly người thân để không lây bệnh cho người xung quanh.
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chỉ ăn những thực phẩm dễ nuốt. Ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước để tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.
- Liên tục giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng bị sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol.
3. Xử trí nhanh khi bị viêm tinh hoànNếu không may bạn bị biến chứng viêm tinh hoàn khi bị quai bị, bạn phải xử trí thật nhanh nếu đang gặp biến chứng này.
- Đầu tiên, hãy mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau.
- Thăm khám bác sỹ và có thể dùng corticoid đúng liều bằng cách dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày.
- Nếu tinh hoàn bị chèn ép quá nhiều, bạn có thể phẫu thuật giải áp nhé.
4. Cẩn thận đi siêu âm xét nghiệm tinh dịchĐể đề phòng những biến chứng quai bị có kèm theo viêm tinh hoàn – hiện tượng rất hay gặp sau tuổi dậy thì thì sau khi bị quai bị ghé thăm bạn khoảng chừng 2 tháng sau bạn nên kiểm tra siêu âm tinh hoàn xem có bình thường và có bị teo không nhé.
Đặc biệt với những nhân có một bên tinh hoàn to lên, đỏ, tấy đau hoặc hai bên bị sưng khi quai bị thì nhất thiết không được bỏ qua phương pháp siêu âm tinh hoàn này nhé. Cẩn thận hơn bạn có thể làm xét nghiệm tinh dịch để kiểm tra số lượng và chất lượng tinh trùng.