1. Hôm trước mình nghe nói thấy có trường hợp một XX bị giun chỉ “đóng đô” trên “cậu nhỏ” tới mức thành… búi luôn. Có chuyện này không và tại sao lại như thế được? vì mình nghĩ giun thì chỉ sống được trong bụng thui chứ. (Mạnh Hoàng, Phú Quốc)
Trả lời:Bạn Hoàng thân mến!
Đúng như thông tin mà bạn nghe được, thời gian vừa qua đã có một trường hợp bị giun “đóng đô” trong “vùng kín”, dẫn đến tạo thành búi to trong bìu, loại giun này là giun chỉ. Để “tẩy” sạch lũ giun này, các bác sĩ đã phải ngay lập tức mổ để lấy hết giun trong bìu của bệnh nhân ra.
Rất nhiều người cũng có suy nghĩ như bạn, cho rằng giun thì chỉ sống được ở trong bụng. Nhưng thực tế là chúng có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi, và “vùng kín” cũng không phải là ngoại lệ đâu bạn ạ. Vì thế nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở “cậu nhỏ” thì phải đi khám để phát hiện giun kịp thời bạn nhé.
2. Làm thế nào để biết “cậu nhỏ” của mình có bị giun “tấn công” hay không? Dạo này mình cảm thấy “thằng bé” hơi ngưa ngứa, không biết có phải bị giun chui vào không nữa. (nhoc_quay@yahoo...)
Trả lời:Chào bạn!
Dấu hiệu “nổi cộm” nhất khi có giun chỉ “xâm chiếm” vào “vùng kín” đó là chứng phù voi, tức là các bộ phận chân, tay, sinh dục bị to lên bất thường.
Chứng phù voi (elephantianist) này xuất hiện do hệ bạch mạch trong cơ thể bị tắc, gây ứ dịch, sưng phù. Nếu xảy ra ở chân thì sẽ làm chân sưng phù rất to, giống chân voi nên được gọi là chứng phù voi. Còn nếu xảy ra ở bìu và dương vật thì sẽ gây chứng phù bìu và dương vật. Có nhiều yếu tố có thể gây tắc mạch, trong đó có giun chỉ đấy.
Vì vậy, nếu như bạn cảm thấy “cậu nhỏ” của mình bỗng to lên một cách bất thường, và càng lúc càng “phát triển” thì hãy lập tức đi khám để xem có bị giun chỉ “viếng thăm” không nhé. Còn biểu hiện ngưa ngứa như bạn nói thì có lẽ là do bạn vệ sinh chưa được tốt, hoặc mặc quần chip chưa được thông thoáng lắm mà thui. Bạn hãy thử cải thiện lại xem có hết biểu hiện ngứa đi không nhé.
3. Giun chỉ “hoành hành” như thế nào trong “cậu nhỏ? Và mình nghĩ mãi vẫn không hiểu nó chui vào đó bằng cách nào? (Đức Quân, Hải Phòng)
Trả lời:Bạn Quân thân mến!
Trong cơ thể chúng ta, ngoài hệ thống động mạch và tĩnh mạch là nơi dòng máu di chuyển; còn có hệ thống bạch mạch. Bạch mạch là một phần của hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Hệ này gồm nhiều ống nhỏ, dẫn các dòng dịch trong suốt (tức bạch huyết) từ các cơ quan trong cơ thể đổ vào dòng máu.
Giun chỉ bạch mạch rất nhỏ (con cái chỉ có 0,3 mm và con đực thì chỉ 0,1 mm mà thui). Loài giun này được truyền từ người sang muỗi, rồi lại từ muỗi sang người. Giun chỉ con từ muỗi sẽ qua vết thương ở da người, chui vào cơ thể và di chuyển tới các bạch mạch to. Đây chính là cách “nhập cư bất hợp pháp” và hoạt động của giun chỉ trong cơ thể người đó bạn ạ.
4. Nếu “cậu nhỏ” đã bị giun chỉ “tấn công” rồi thì có bị vô sinh không? Mình nghe nói ai bị giun chỉ ở “kiếm” thì sẽ không thể nào có con được vì giun… ăn hết “tinh binh” rồi. Và ngoài ra thì nó còn có biến chứng gì không? (Hồng Phúc, Hà Nội)
Trả lời:Bạn Phúc thân mến!
Xin nói ngay với bạn là XX nào bị giun chỉ chui vào “cậu nhỏ” thì cũng không thể bị vô sinh nhé, bởi vì giun không thể nào ăn hết tinh trùng được như bạn tưởng đâu. Giun chỉ chỉ sống ở bìu dương vật, chỉ có phần da bìu bị sưng to do bạch mạch bị giun chỉ làm tắc, chứ khối đó không phải là một ổ giun nhé. Do đó, “tinh binh” bên trong không hề bị ảnh hưởng. Bìu có thể to như… quả bười nhưng hai tinh hoàn nằm sâu bên trong vẫn nhỏ bé, không bị ảnh hưởng. Cũng như vậy, dương vật có thể rất to nhưng chỉ ở phần da thui, còn “cốt” thì vẫn bình thường.
Giun chỉ “xâm chiếm” “cậu nhỏ” có thể gây ra khối bìu to, khiến việc đi lại, sinh hoạt khó khăn, quan hệ vợ chồng không thể thực hiện được, và chính điều này mới dẫn đến vô sinh bạn nhé. Trong một số trường hợp hiếm gặp, giun chỉ cũng "tấn công" vào mào tinh gây viêm, từ đó có thể dẫn đến tắc mào tinh, làm vô sinh. Còn thông thường, tinh hoàn có thể giảm sinh tinh do sự tăng nhiệt độ ở bìu. Sau khi điều trị, kích thước bìu nhỏ lại, tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường, do đó vẫn có thể có baby được bạn ạ.