Hiểm họa khôn lường từ môi trường quanh ta

Top of Form, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 14/09/2012
Chia sẻ

Có rất nhiều loại độc tố tiềm tàng ở khắp nơi đó!

Khí thải xăng dầu

Trung tâm Nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện ra rằng khí thải động cơ dùng dầu diesel là thủ phạm làm gia tăng nguy cơ gây bệnh ung thư ở người.

Con người thường xuyên tiếp xúc các chất thải này từ các phương tiện vận tải ôtô, tàu hỏa, máy phát điện, do các nhà máy hóa chất phát ra. Chúng có thể gây ho, khó thở, viêm phổi, độc hại cho hệ thần kinh, thiếu máu não, thậm chí gây ngộ độc khí than…

Chưa hết, theo IARC, ngoài gây ung thư, khí thải dầu diesel còn là chất độc nguy hiểm làm tăng nguy gây mắc nhiều loại bệnh khác, kể cả bệnh tim mạch, đái tháo đường. 

Bên cạnh chất carcinogenic (chất gây ung thư), khí thải diesel còn chứa các chất gây ung thư nguy hiểm như radon, NOx hoặc chất gây đột biến như NPAH, PQu, AHHS... 

Vì vậy, các bạn nên hạn chế tiếp xúc với môi trường chất thải diesel, sử dụng nguồn diesel có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Khi ra đường, bạn nên mang khẩu trang có đồ lọc khí để tránh tác hại từ môi trường nhé!

hiem-hoa-khon-luong-tu-moi-truong-quanh-ta

Hóa chất tổng hợp gây vô sinh

Theo các nhà khoa học Mỹ, việc tiếp xúc thường xuyên với các thành phần hóa chất có trong các loại đồ thông dụng như: túi, vỏ hộp đựng đồ, vật liệu đóng gói đồ đạc, thảm trải sàn... có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng mang thai ở XX.

Nguyên nhân được xác định là do hóa chất PFCs (có nhiều trong các loại túi, vỏ hộp đóng gói, các đồ nhựa…) sẽ gây hiện tượng rối loạn hormon rất dễ xảy ra kèm theo là hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên, dẫn tới việc khó mang thai hơn bình thường.

Ngoài ra, khi tiếp xúc quá nhiều với loại hóa chất này, có thể gây ra tổn thương nội tạng cho người, bởi PFCs có khả năng tích tụ và tồn tại rất lâu trong cơ thể.

hiem-hoa-khon-luong-tu-moi-truong-quanh-ta

Ấu trùng ruồi làm ổ dưới da

Ấu trùng ruồi Botfly thuộc họ Oestroidea, sống chủ yếu ở Mexico, trung và nam Mỹ. Vòng đời của nó bắt đầu khi một con botfly cái bắt cóc và đẻ trứng lên mình của một động vật chân đốt chuyên hút máu, như muỗi hay bọ chét. 

Con vật trung gian truyền bệnh này sẽ được thả ra để tiếp tục đi kiếm ăn ở các loài động vật khác, thường là các loài gia súc và con người.

Khi ấy, trứng của botfly sẽ nhờ đó mà lây sang vật chủ. Chúng phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ khi truyền từ vật trung gian sang vật chủ và nở thành ấu trùng. Ấu trùng này sẽ đào xới để làm ổ và hút máu dưới da của vật chủ qua vết đốt của vật trung gian hoặc là qua lỗ chân lông.

Chỗ chúng làm ổ sẽ sưng tấy, tiết ra mủ và dịch gây đau nhức, khó chịu. Ấu trùng làm ổ trong vật chủ khoảng 12 tuần cho tới lúc phát triển đủ lớn sẽ tự bò ra ngoài. 

Biện pháp điều trị là lấy ấu trùng ký sinh ra khỏi vật chủ bằng giải phẫu hoặc đơn giản là nặn chỗ vết thương để đẩy ấu trùng ra.

Bạn có thể phòng tránh chúng bằng cách thoa thuốc chống muỗi, mặc quần áo bảo vệ, ngủ trong màn để tránh bị muỗi hoặc bọ chét đốt.

hiem-hoa-khon-luong-tu-moi-truong-quanh-ta

Viêm não toxoplasma từ mèo

Mèo là vật chủ duy nhất trong giai đoạn giao phối của loài kí sinh trùng đơn bào toxoplasma gondii, tác nhân chính gây nên bệnh viêm não toxoplasma.

Vòng đời của loài kí sinh này bắt đầu khi chúng sinh sản một lượng lớn bào tử ở ruột non của mèo. Số bào tử này theo đường bài tiết của mèo thoát ra ngoài. Sau đó chất thải lại được các loài gặm nhấm như chuột ăn phải. 

Khi ấy, các con vật gặm nhắm (chuột) thường có những thay đổi về mặt thần kinh khiến chúng mất kiểm soát và bị mèo bắt ăn thịt. Và vòng đời của loài ký sinh này theo đó lại bắt đầu.

Con người có thể vô tình bị nhiễm loài ký sinh này qua đường ăn uống hoặc các đường lây nhiễm khác. Phân mèo nhiễm bệnh có thể làm lây nhiễm các vật dụng trong nhà, ô nhiễm đất và thậm chí nguồn nước uống. 

Khi nhiễm vào cơ thể người, ký sinh trùng toxoplasma tạo thành những u nang ở mô, thường là cơ xương, ở não và mắt. Sau đó, các khối u phát triển dần theo thời gian, gây ra các triệu chúng như nhức đầu, giảm thị lực, khả năng thăng bằng, ù tai, sức đề kháng kém… và nguy cơ tử vong là rất cao.

Để phòng tránh bệnh, hãy tập ăn chín, uống sôi. Thịt để đông đá vài ngày cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm, gọt vỏ và rửa rau quả cẩn thận.Nếu nuôi mèo, bạn nên cho chúng ăn thực phẩm chín.

Hãy đề phòng dịch bệnh vào mùa thu này nhá!
hiem-hoa-khon-luong-tu-moi-truong-quanh-ta
(Click vào hình để xem thêm chi tiết)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày