Bọ xít hút máu vào mùa sinh sản
Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên loại bọ xít nguy hiểm đã từng gây "chấn động" khắp nước năm ngoài. Chúng đốt chi chít khắp người, các vết cắn sưng to đến mức khiến bệnh nhân phải nhập viện. Theo các chuyên gia, hiện nay, loài côn trùng nguy hiểm này lại đang vào mùa sinh trưởng, phát triển nên chúng rất cần thức ăn (là máu của các động vật trong đó có con người) nên thời điểm này được xem là giai đoạn bùng phát của dịch bọ xít này.
Để phòng tránh chúng, các bạn cần nhớ rằng: loại bọt xít này thường phát tán trong nhà, có tập tính là sống gần người trong các khe giường, trần nhà, bàn ghế, quần áo và nhất là trong phòng ngủ. Ban ngày chúng lẩn trốn, ban đêm ra hút máu người hay gia súc.
Tùy từng cơ địa của mỗi người, các vết đốt sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng với người mẫn cảm với côn trùng thì vết đốt có thể sưng tấy to, bị phù, gây sốt. Có người sốt kéo dài phải cần tới sự can thiệp của các bác sĩ.
Sốt xuất huyết
Theo thống kê của Viện Pastuer TPHCM trong tuần qua, số lượng bệnh nhận bị sốt xuất huyết đang tiếp tục tăng mạnh. Số người phải nhập viện điều trị ghi nhận 335 trường hợp, đưa tổng số ca mắc bệnh này tình từ đầu năm lên hơn 6.000 với 5 ca tử vong. Khoảng 55% bệnh nhân dưới 15 tuổi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh do virus Dengue gây nên. Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn có tên khoa học là Aedes agypti dễ sinh sản và phát triển nhất trong thời điểm giao mùa này. Các dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết bao gồm:
- Xuất hiện những đốm đỏ dưới da.
- Đau đầu.
- Đau sau hốc mắt.
- Đau cơ/ đau khớp.
- Rát da.
- Buồn nôn và nôn.
- Xuất huyết (dấu dây thắt dương tính hoặc xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh).
- Thử máu có bạch cầu giảm.
Bệnh nhân thường sốt lâu, xuất huyết tiêu hóa nhiều và có các biến chứng nguy hiểm cùng lúc như suy gan, suy thận, thậm chí viêm cơ tim. Vì vậy, nếu cảm thấy cơn sốt kéo dài, bạn nên nhanh chóng đến khám bác sĩ để kịp thời chữa trị nhé!
Viêm màng não
Viêm màng não mủ là bệnh nhiễm khuẩn màng não do vi khuẩn gây nên. Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Hemophilus influenza, não mô cầu và phế cầu. Có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas... Theo thống kế của các chuyên gia, thời điểm này đang là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn này tấn công.
Người bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với nguồn thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn hoặc do môi trường ô nhiễm có chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Từ đó, chúng được đưa vào cơ thể bằng tay, hô hấp...
Một bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não mủ có thể thấy xuất hiện các triệu chứng sốt cao, liên tục, đau đầu và nôn vọt, tiêu chảy (có khi táo bón). Xét nghiệm công thức máu thấy số lượng bạch cầu trên 500/ml, trong đó bạch cầu trung tính chiếm ưu thế. Protein tăng trên 1g/l, glucose giảm dưới 2,2mmol lít.
Thuốc điều trị kết hợp có thể dùng là thuốc chống viêm, thuốc chống phù não, thuốc phòng co giật. Bệnh nhân sẽ được xuất viện khi đã điều trị kháng sinh đủ thời gian và bệnh nhân hết sốt ít nhất 3 ngày trở lên.
Biện pháp đề phòng tốt nhất cho bạn là hạn chế tối đa việc ăn uống hàng quán lề đường, rửa tay sạch sẽ, súc miệng diệt khuẩn trước khi đi ngủ... Hãy cố gắng tránh xa những tên vi khuẩn nguy hiểm này mọi người nhé!
Để phòng tránh các loại bệnh vào thời điểm giao mùa, hãy chăm sóc bàn tay thật tốt nha!
(Click vào hình để xem thêm chi tiết nhá!)