![]() |
Đã nhiều năm nay, dường như em mắc phải một chứng bệnh liên quan đến thần kinh. Đó là em thường nghe thấy những âm thanh ù ù trong tai rất lạ, có lúc nó giống tiếng kêu của lũ côn trùng, lúc lại như tiếng tín hiệu điện thoại đang bận. Triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của em vì nó khiến đầu óc em luôn trong trạng thái nặng nề, hay mất tập trung, trí tuệ và trí nhớ giảm sút. Mong bác sĩ giải đáp giúp liệu em có đang bị bệnh gì nghiêm trọng không và cách chữa trị như thế nào ạ? Em xin cảm ơn! (mikado...@yahoo.com) |
![]() |
Chào em,
Hiện tượng ù tai là cảm nhận chủ quan về tiếng động xuất hiện trong đầu mà không có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, ù tai không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng hay dấu hiệu của một bệnh mà thôi. Người ta chia ù tai làm các dạng chính: ù tiếng trầm (giống tiếng cối xay lúa hay tiếng máy chạy ì ì, tiếng sóng vỗ…), ù tiếng cao (tiếng muỗi bay vo ve, tiếng ve hay dế kêu, tiếng gió thổi…), ù theo nhịp mạch, ù tiếng ngắt quãng (như tiếng kim đồng hồ chạy tạch tạch, lách tách…). |
Tiếng ù có thể cảm nhận ở một, cả hai bên tai hoặc ở trong đầu, có thể xuất hiện liên tục kéo dài hay từng lúc. Một số trường hợp cường độ của nó thay đổi phụ thuộc vào tư thế của vai, đầu, lưỡi, hàm dưới hoặc chuyển động của mắt…
Nguyên nhân gây ù tai được chia thành 2 nhóm chính:
- Ù tai khách quan: là tiếng ù không chỉ người bệnh mà cả người đứng cạnh cũng có thể nghe được. Điển hình là các tiếng ù gây ra do co thắt cơ tạo ra tiếng tạch tạch trong tai. Một số người thấy tiếng ù tai của họ trùng với nhịp mạch đập (ù tai nhịp mạch). Ù tai nhịp mạch là kết quả của rối loạn mạch máu vùng tai hoặc gần tai như chứng xơ vữa mạch, đôi khi là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm như phình động mạch cảnh, tăng áp lực nội sọ nguyên phát…
Ngoài ra, ù tai còn có thể do các bệnh toàn thân gây ra như:
- Sự rối loạn thần kinh: sau chấn thương vùng đầu, bệnh xơ cứng rải rác…
- Rối loạn chuyển hóa: bệnh tuyến giáp, tăng lipid máu, thiếu vitamin B12, thiếu máu do thiếu sắt…
- Rối loạn tâm lý: buồn rầu, lo âu.
- Nguyên nhân khác: tăng trương lực cơ, xơ hóa cơ, ngạt tắc mũi, tăng hoặc giảm áp lực nội sọ (trong viêm màng não hoặc rò dịch não tủy)…