Điểm danh những tác hại "đáng sợ" của việc dùng đồ đạc ẩm mốc

Minh Nguyệt, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 03/08/2015
Chia sẻ

Đồ đạc ẩm mốc là hiện tượng rất dễ gặp vào mùa mưa, nhưng không phải ai cũng nhận thức đầy đủ tác hại của chúng.

Bước vào thời điểm mùa mưa, bên cạnh việc chú ý sức khỏe các bạn cũng cần phải đề phòng những tác hại đến từ vật dụng thường ngày như quần áo, đồ dùng bị ẩm mốc để tránh mắc bệnh nhé!

Tác hại của quần áo ẩm mốc…

Quần áo nếu không được phơi khô hoặc bảo quản cẩn thận trong mùa này rất dễ bị nấm mốc, xuất hiện các vết đốm trắng, xanh, đen trên bề mặt vải. Khoa học đã phát hiện hàng nghìn loại nấm mốc và khoảng 10 loại phổ biến sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như viêm xoang, viêm phế quản, suy hô hấp và dị ứng.

Nếu hít phải nấm mốc bạn có thể bị nhiễm trùng phổi (đối với người có miễn dịch kém) hoặc dị ứng gây ra ho, mệt mỏi, đau đầu, kích ưng da, buồn nôn. Ngoài ra, người có cơ địa dễ dị ứng hoặc bị hen suyễn khi nhiễm nấm, da sẽ bị mẩn đỏ và ngứa ngáy, chảy nước mũi, ngứa mắt, ho xung huyết và làm bệnh tình trầm trọng hơn.

tumblr_nqglkyuCiW1spqhdqo1_1280-b5a91

Mặc quần áo ẩm, nấm mốc bám vào da gây dị ứng, ngứa ngáy và nhiễm trùng da. Đặc biết, XX mặc quần chip ẩm có thể dẫn tới nấm âm đạo.

… Đến đồ đạc ẩm mốc

Tủ gỗ, giày dép bị nấm mốc tấn công có thể gây nguy cơ ung thư cho người sử dụng và tiếp xúc với chúng. Môi trường ẩm ướt cũng là nơi lý tưởng cho các virus vi khuẩn sinh, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da và bệnh đường tiêu hóa. 

Bên cạnh đó, nấm mốc cũng dễ khiến “tuổi thọ” của các đồ vật làm từ gỗ, da bị giảm đi đáng kể bởi vi khuẩn phân hủy các hợp chất có trong đó. Chúng còn làm biến đổi màu và để lại các vệt lốm đốm rất mất thẩm mĩ trên túi, giày da,… Chính vì vậy chúng ta phải tìm cách giữ gìn đồ vật và quần áo tránh ẩm mốc.

“Tuyệt chiêu” loại bỏ nhanh nấm mốc

Khi quần áo bị mốc trắng, hãy hòa tan bột giặt với nước ấm rồi cho vào đó một ít bột nở (baking soda) và ngâm khoảng 10 phút, sau đó vò sạch chỗ bị mốc rồi xả và phơi khô. Còn đối với mốc đen, các bạn phải dùng thuốc tẩy Javel mới có thể cứu vãn được. Bạn cũng có thể thay nước tẩy bằng một chút dấm cộng với baking soda để giảm tình trạng áo bị phai màu.

1373879997-baking-soda-shutterstock-b5a91

Quần áo có mùi hôi do phơi lâu ngày không khô, bạn có thể pha loãng vodka với nước rồi xịt lên cho khử mùi, sau đó phơi chỗ thoáng hoặc là (ủi) quần áo cho khô hẳn. Nên bọc quần áo kỹ trong túi nilong trước khi cho vào tủ để cất nhé!

Đối với chăn đệm không dễ dàng cho vào máy giặt như quần áo, hãy dựng chúng lên và dùng máy hút bụi để làm sạch, đồng thời hút bụi dưới gầm giường và bật quạt cho thông thoáng, có thể bật điều hòa để hút bớt độ ẩm trong phòng.

Đối với đồ vật dùng hàng ngày nếu bị nấm mốc hãy lấy khăn ẩm lau sạch bụi và lau lại ngay bằng khăn khô rồi mở thêm quạt cho hơi ẩm bay hết. Nếu lâu lâu mới sử dụng thì bạn có thể bỏ vào đó vài hạt chống ẩm nhé!
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày