Cảnh báo dịch sởi bùng phát và lây lan
Sởi là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do siêu virus gây ra. Nó có ảnh hưởng rất nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chúng ta. Đặc biệt, căn bệnh này rất dễ lây lan và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai và trẻ em. Do thời tiết ẩm ướt của mùa xuân, cùng với việc gia tăng di chuyển, tiếp xúc của người dân trong và sau Tết, căn bệnh này phát triển và lây lan rất nhanh.
Hiện nay, trên cả nước đã phát hiện rất nhiều trường hợp mắc bệnh sởi. Trước tình trạng trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ra công điện khẩn về việc tăng cường phòng chống căn bệnh này trên cả nước. Để phòng tránh cho bản thân và cả những người xung quanh, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ các cách phòng tránh và dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời nhé!
Dấu hiệu bệnh
Dấu hiệu của bệnh sởi khi mới bắt đầu thường là một cơn sốt nhẹ kèm theo các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Sau đó khoảng 2 – 3 ngày, trên cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện những nốt đỏ (đốm Koplik). Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Khi phát triển đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể sốt cao tới 40 – 40,5 độ C và có triệu chứng khó chịu, không chịu được ánh sáng. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mảng đỏ gây ngứa nổi lên ở mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ này có thể lan dần xuống ngực, đùi và cả bàn chân.
Bệnh sởi nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, chúng ta cần chú ý tới các biểu hiện trên cơ thể để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Cách phòng tránh
- Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi tiếp xúc với người bị bệnh và người nghi bị bệnh. Che miệng khi ho, hắt xì…
- Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người và khi tiếp xúc với người bị bệnh.
- Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt, chúng ta nên tăng cường uống nước để nâng cao sức đề kháng.
- Vệ sinh sạch sẽ nhà ở và môi trường xung quanh. Nếu nhà có người bị bệnh hoặc gần khu vực dịch bệnh, các bạn nên tẩy trùng bằng dung dịch cloramin B.
- Tiêm chủng ngừa bệnh sởi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi trong nhà có người mắc bệnh sởi, chúng ta cần cách ly người bệnh với những người chưa mắc, đồng thời đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất có thể nhé!