Hắt hơi liên tục
Hắt hơi là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của cơ thể vào giai đoạn mùa thu. Bệnh xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố như lạnh, các chất kích thích (bụi, mùi hành cay, mùi nước hoa, phấn hoa, mùi thuốc nhuộm trong vải.. .).
Người bệnh có thể hắt hơi từng cái một hoặc hắt hơi từng tràng, vài chục cái một lúc rất khó chịu. Sau khi hắt hơi, có người sẽ lại hoàn toàn bình thường, hoặc hắt hơi cứ tiếp diễn sau đó sốt, chảy mũi, ngạt mũi, ho, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng.
Bạn có thể phòng trước bệnh bằng uống các thuốc kháng histamin H1 hoặc dùng các thuốc steroid dạng xịt tại mũi... Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những tác nhân mà khi tiếp xúc gây ngứa mũi hoặc môi trường ô nhiễm.
Đau đầu
Nếu thấy thường xuyên đau đầu, đau ngực, đau bụng… nhất định bạn phải chú ý bởi vì đây là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Lúc này cần phải chú ý giữ ấm tránh bị lạnh và có chế độ ăn uống thanh đạm.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm vào mùa thu rất lớn, đặc điểm này khiến bệnh viêm mũi dễ phát tác, đặc biệt là nhóm những người hơi nhạy cảm với thời tiết.
Đau nhức xương khớp
Đây là chứng bệnh điển hình theo mùa và không chỉ xảy ra với những người cao tuổi. Lý do xuất hiện tình trạng này là do độ ẩm cao, độ chênh áp suất lớn, gió lạnh là những yếu tố góp phần gây ra chứng đau nhức xương khớp, làm ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt đời sống của bạn.
Nổi mụn trong miệng
Nổi mụn trong miệng là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc chứng nhiệt miệng. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ngoài việc do khí hậu khô hanh còn do miệng bị tổn thương, thiếu dinh dưỡng, thay đổi nội tiết tố gây ra.
Vì vậy, hãy đề phòng bệnh bằng cách luôn giữ vệ sinh răng miệng, sinh hoạt điều độ, tránh dùng những thực phẩm giàu năng lượng và ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, nhiệt miệng còn có thể liên quan tới tố chất cơ thể, là tín hiệu suy nhược cơ thể. Vì vậy, người bệnh phải tăng cường tập thể dục, cải thiện thể chất để giảm nguy cơ bị nhiệt.
Da luôn ngứa, rát
Nhiệt độ giảm, hanh khô là những điều kiện thuận lợi khiến da trở nên nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, gây nên bệnh dị ứng da. Dị ứng da có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính, có thể tại chỗ hoặc toàn thân nhưng chủ yếu là do da khô.
Để giảm thiểu sự trầm trọng của dị ứng bạn nên đặc biệt chú ý đến không khí trong nhà sao cho thông thoáng, sạch sẽ bởi mùa thu thường có nhiều loại côn trùng xuất hiện hơn.
Đau bụng, tiêu chảy
Bước vào mùa thu, chức năng tiêu hóa của cơ thể chúng ta thường trở nên kém đi, do đó sức đề kháng của ruột cũng bị suy yếu. Vì thế nếu bạn có các biểu hiện như đau bụng hay tiêu chảy đến mức phải “thăm” toa-lét từ 20 lần trở lên trong 1 ngày thì nghĩa là bạn đang mắc chứng viêm đường ruột rồi đấy!
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hàng ngày bạn nên có chế độ ăn uống cẩn thận: đúng giờ, cố gắng ăn ít các đồ cay nóng, không dùng nhiều thức uống có ga, chất kích thích…
Ngoài ra, chúng ta cũng nên giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng. Vì các điều này sẽ gây rối loạn chức năng vỏ não và dây thần kinh phế vị, dẫn đến thành dạ dày co cứng mạch máu, rồi gây ra viêm loét dạ dày đó các bạn ạ!
Bạn có thể xem thêm: