1. Dinh dưỡng nghèo nàn
Có bao giờ teen tự hỏi thành phần chính của những lon nước ngọt có ga đầy hấp dẫn là gì chưa? Chúng là nước cất, hương liệu, đường tinh luyện.
Một lon nước ngọt không chứa những vitamin cơ bản cũng như những dưỡng chất như protein hay các khoáng chất khác. Chúng ngon miệng nhưng lại chẳng phải là thứ nước có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của teen.
2. Gây thừa cân béo phì
Không đủ dinh dưỡng mà lại là một tay cừ khôi trong vấn đề gây ra bệnh béo phì chính là những lon nước ngọt có ga đấy. Vì chứa rất nhiều đường nên nước ngọt cũng có lượng calories thuộc hàng "khủng".
Vậy mà nhiều teen cứ vô tư uống hết lon này đến lon khác, qua tết thì lại đau đầu vì không hiểu sao ăn ít thế mà vẫn lên cân? Giờ biết rồi thì tết này nên hạn chế uống nước ngọt teen nhá!
3. Bệnh tiểu đường
Uống nhiều nước ngọt không chỉ làm bạn tăng cân mà còn đẩy cơ thể vào trạng thái stress mà bạn không hề hay biết.
Cơ thể stress vì phải "giải quyết" một lượng đường tinh luyện lớn như vậy, insulin sẽ dần mất tác dụng cân bằng lượng đường trong máu và từ đó gây ra bệnh tiểu đường ở người trẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người uống nước trái cây thì không có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì đường trong trái cây có nguồn gốc từ thiên nhiên.
4. Nguy cơ loãng xương
Đối với trẻ em và teen, lượng nước ngọt tiêu thụ càng nhiều thì nguy cơ loãng xương càng cao. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, nước ngọt ảnh hưởng đến sự vững chắc của hệ xương và khiến teen có nguy cơ mất xương sớm hơn. Thay vì uống nước ngọt, sữa tươi là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khoẻ của bạn.
5. Mệt mỏi
Lượng đường trong nước ngọt cung cấp rất nhiều calo thế sao chúng mình vẫn thấy uể oải và thèm ngủ sau khi uống?
Đó là vì năng lượng từ đường chuyển hoá rất nhanh, nhưng đa số chúng sẽ biến thành mỡ thừa chứ không dùng cho hoạt động thể chất. Hơn nữa, khi uống đồ ngọt, bạn có xu hướng nhanh đói hơn.
6. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá
Teen có thể bất ngờ khi biết được rằng, nước ngọt là một loại axit bọc đường vì độ pH của nó khoảng 2.51 gần bằng giấm ăn rồi đấy.
Nhưng nhờ vào đường mà teen vẫn có thể uống nó ngon lành. Vì vậy khi uống nhiều nước ngọt, teen sẽ có cảm giác đầy hơi, khó tiêu, nóng bụng, đôi khi ợ có cảm giác nóng và rát cổ họng.
7. Gây mất nước
Cũng giống như caffeine, lượng đường trong nước ngọt khiến cơ thể chúng mình nhanh chóng mất nước, càng uống nước ngọt bạn sẽ càng cảm thấy khát vì lượng đường đang được ngấm vào máu của bạn.