5 phân vân của XY trước khi cắt bao quy đầu

Thu Hương (Theo Askmen), Theo 00:01 03/09/2010

Xem ra các XY rất quan tâm đến việc cắt bỏ hay giữ lại phần da trên đầu “cậu bé” – bao quy đầu. Thế nên các XY cứ rỉ tai nhau, có lúc đúng, có lúc sai bét mà các XY không hề nhận ra.<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'><img src='/Images/EmoticonOng/01.png'>

1. Liệu có nhất thiết phải cắt bao quy đầu cho “cậu bé” không nhỉ? Cắt thì có ảnh hưởng đến chiều dài “cậu bé” đúng không? Tớ băn khoăn quá! (Lê Minh, 16 tuổi)

Trả lời:

Lê Minh thân mến!

Không có công thức chuẩn nào cho việc cắt hay giữ bao quy đầu đâu. Ở Mỹ, 70 – 80% XY được cắt bao quy đầu, trong khi ở châu Âu, phần lớn XY giữ lại, không cắt. Còn ngày nay, bởi lý do văn hóa, tôn giáo và lý do cá nhân mà hầu hết bé trai được tiến hành cắt bao quy đầu sớm sau khi sinh.

Hiểu một cách đơn giản thì cắt bao quy đầu là cắt bỏ phần da thừa bao quanh phần đầu của “cậu bé”. Gọi là cắt nhưng không hề ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của “cậu bé”, thậm chí chiều dài của “cậu ta” cũng không mất đi milimet nào.



XY hãy nhớ nhé, chiều dài của “cậu bé” là do di truyền, tức là nó có phảng phất nét như của ông, của bố hay của các chú trong nhà chứ không phải do cắt hay giữ bao quy đầu đâu.

2.
Thế không cắt bao quy đầu thì có bình thường không nhỉ? Hay là khi nào lớn rồi, muốn cắt thì cắt vậy, hay nhất thiết phải cắt ngay từ hồi còn nhỏ? Mình chưa cắt nè, mà cũng không muốn cắt cơ! (Nguyễn Duy Trường, 18 tuổi)

Trả lời:

Chào Duy Trường!

Khi mới sinh, “cậu bé” của các bé trai còn “nguyên vẹn” – đó là còn nguyên cả bao quy đầu. Thế cho nên nếu XY không muốn cắt bao quy đầu thì cũng hoàn toàn bình thường thôi. Các bé trai chỉ được cắt bao quy đầu nếu cha mẹ muốn hoặc do bác sĩ chỉ định.

Khi đã là một chàng trai trưởng thành, mỗi người có thể có quyết định cắt hay giữ bao quy đầu của mình. Ở tuổi vị thành niên thì phải được phép của cha mẹ. Việc này hoàn toàn dựa trên quyết định cá nhân chứ không mấy liên quan đến y học.


Khi “cậu bé” chào cờ, da quy đầu sẽ co lại,và nhìn sẽ chẳng khác một “cậu bé” đã được cắt bao quy đầu là bao. Điểm khác nhau ở đây là, XY có “cậu bé” chưa cắt bao quy đầu thì cần chú ý vệ sinh “cậu bé” kĩ lưỡng hơn, nhất là vùng da quanh bao quy đầu đó.

3. Nếu không cắt bao quy đầu và bao quy đầu có thể di chuyển dễ dàng khi XXX thì xài condom sẽ thế nào nhỉ? Phần da đó có co cụm lại trong condom hay không? Thắc mắc quá, sợ nữa chứ! Hic! (Bạn trai giấu tên)

Trả lời:

Bạn thân mến!

Từ bao năm nay, condom vẫn được phái mạnh xài liên tục đó thôi, trong đó có cả XY đã cắt bao quy đầu, có cả XY không cắt mà, có sao đâu.

Thế này nhé, khi chào cờ, phần da quy đầu đó sẽ kéo hết xuống trước khi “cậu bé” được tròng vào trong condom. Thế thì lấy đâu ra mà bị co cụm lại trong condom và cũng không hề đau đớn gì cả.


Hơn nữa, condom còn có tác dụng bảo vệ các teen khỏi những hậu quả không mong muốn như: dính bầu, mắc bệnh STDs bao gồm cả HIV/AIDS...

4.
Mình thấy một số đứa lớp mình cũng chưa cắt bao quy đầu như mình, nhưng chúng nó dễ dàng co kéo phần da đó như là đã cắt bao quy đầu. Sao mình cứ phải dùng tay mới “lôi” được đầu “cậu bé” ra để vệ sinh nhỉ? “Cậu bé” của mình có chuyện thật rồi sao? (Phan Cường, HN)

Trả lời:

Chào Phan Cường!

Câu trả lời là "cậu bé" của bạn chẳng có chuyện gì cả. Một khi mà phần da quy đầu có thể được kéo lên kéo xuống dễ dàng thì tức là mọi chuyện vẫn ổn XY ạ. Còn co kéo được bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào cả phần da quy đầu và lượng máu cung cấp đến “cậu bé” ngay tại thời điểm đó.


Nhiệt độ trong phòng cũng như nhiệt độ của nước trong vòi hoa sen cũng là một phần tác động khiến bạn ngạc nhiên về bao quy đầu của “cậu bé”.

5. Tớ chưa cắt bao quy đầu đâu. Và khi “cậu bé” chào cờ, da quy đầu của tớ không thể tự kéo xuống để lộ đầu “cậu bé” ra. Tớ thực sự rất lo đây??? (Dũng, 17 tuổi)

Trả lời:

Dũng thân mến!

Bác sĩ nam khoa thường nhắc các XY khi tới khám nam khoa rằng nếu XY có thể kéo toàn bộ phần da quy đầu xuống để lộ quy đầu ra mà không thấy đau đớn hay khó khăn gì thì có nghĩa là không có gì bất ổn ở đây cả.


Còn nếu không thể kéo toàn bộ da quy đầu xuống thì có thể XY đang bị chứng hẹp bao quy đầu. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ hướng dẫn XY cách dùng một loại kem đặc trị kết hợp với việc kéo dần dần phần da quy đầu xuống đúng cách.

Còn khi “cậu bé” đã chào cờ nghiêm rồi mà phần da quy đầu bám phía trên vẫn còn nhiều thì có thể XY có phần da quy đầu dày. Tốt nhất nên gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp nhất XY nhé!