Sự thực về tấm hình được cho là "nhan sắc thật" của Phó Hằng và vua Càn Long trong Diên Hi Công Lược

Oct, Theo Helino 13:00 07/08/2018
Chia sẻ

Chị em đang vỡ mộng, nhưng chúng tôi bảo tất cả hãy bình tĩnh nhé.

Có lẽ ở thời điểm hiện tại, hiếm có bộ phim nào chiếm nổi spotlight của Diên Hi Công Lược. Khán giả vẫn đang ngày ngày đợi chờ câu chuyện đấu đá chốn hậu cung, tranh giành quyền lực và sự sủng ái của hoàng thượng soái ca Càn Long, hay mong ngóng một cái kết có hậu dành cho Anh Lạc và hotboy chốn cung đình Phó Hằng (dù có lẽ không thể xảy ra).

Sự thực về tấm hình được cho là nhan sắc thật của Phó Hằng và vua Càn Long trong Diên Hi Công Lược - Ảnh 1.

Anh Lạc và Phó Hằng

Thế nhưng, trên phim hai anh đẹp trai hút hồn là thế, gần đây cư dân mạng lại lan truyền một bức hình được cho là "nhan sắc thực" của vua Càn Long và Phú Sát Phó Hằng. Và quả thực, đó là một bức hình khiến muôn người phải vỡ mộng.

Ảnh Phó Hằng và Càn Long trong Diên Hi Công Lược khiến chị em vỡ mộng

Vua Càn Long và Phú Sát Phó Hằng phiên bản phim

Sự thực về tấm hình được cho là nhan sắc thật của Phó Hằng và vua Càn Long trong Diên Hi Công Lược - Ảnh 3.

Và bức hình hot nhất ngày hôm nay, đạp đổ tâm hồn của muôn vàn chị em phụ nữ

Thế đấy! Hoàng thượng đẹp trai, Phó Hằng soái ca hút hồn thiên hạ là thế, mà dung nhan thực sự thì... chán đời. Vẫn biết rằng nhan sắc của con người thời xưa khó có thể so sánh với hiện tại, nhưng nhiều người vẫn hài hước oán trách Anh Lạc là đồ "dùng như phá".

Cũng đúng nhỉ! Nhưng đó là NẾU tấm ảnh này là THẬT!

Qua tìm hiểu, bức hình này được lấy từ tư liệu thư viện ảnh của Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên London (Anh Quốc). Theo lời chú thích trên tại thư viện, bức hình được chụp tại Trung Quốc, trong chuyến thám hiểm của tàu HMS Challenger từ Hải quân Anh vào giai đoạn 1872-1876.

Sự thực về tấm hình được cho là nhan sắc thật của Phó Hằng và vua Càn Long trong Diên Hi Công Lược - Ảnh 4.

Bức hình lấy trên website của Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên, London (Anh Quốc)

Với mốc thời gian như vậy thì dù cho không rõ cụ thể những người trong ảnh là ai, nhưng dứt khoát KHÔNG THỂ là Càn Long được. Đơn giản là vì vua Càn Long đã qua đời từ cuối thế kỷ 18, mà cụ thể hơn là năm 1799 rồi.

Hơn nữa, gần như tất cả các tài liệu lịch sử đều công nhận rằng máy ảnh ra đời và chụp bức ảnh đầu tiên vào năm 1826. Càn Long băng hà vào năm 1799, vậy với sự tồn tại của tấm ảnh kia (nếu đúng là ông) thì phải chăng lịch sử máy móc cần phải được viết lại?

Tóm lại, dù chưa thể khôi phục lại thanh danh "soái ca" cho Càn Long và Phó Hằng thực, nhưng chị em có lẽ cũng nên ngưng lo lắng. Ít nhất, nhan sắc thật của họ cũng không giống tấm hình kia đâu.

Tham khảo: Science Photo Library, Natural History Museum London...

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày