Sự thật trần trụi và tàn nhẫn đằng sau ngành công nghiệp nối mi, đủ để khiến chị em suy nghĩ lại trước khi muốn làm đẹp

J.D, Theo Trí Thức Trẻ 00:10 25/06/2020

Bạn có bao giờ thắc mắc những sợi lông mi trên hàng mi giả được lấy từ đâu, và lấy như thế nào?

Không phải ai sinh ra cũng có một hàng mi đẹp, cong vút như mắt bồ câu. Nhưng nhu cầu làm đẹp thì ai cũng có, vậy nên ai trót mang đôi mắt của... gà chọi thường tìm đến các tiệm làm đẹp, nối mi (eyelash extensions) hoặc gắn mi giả (fake eyelashes), những mong biến đôi mắt chưa được đẹp lắm trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Trên thực tế, mi giả đang là công cụ hết sức phổ biến trong thế giới làm đẹp hiện nay. Và để sở hữu một đôi mi cong, dài và tự nhiên nhất có thể, các chị em thường cố tránh loại mi được làm từ sợi nhựa. Thay vào đó, họ chọn các loại được làm từ lông động vật, vì chúng nhẹ hơn, sáng hơn và sử dụng được lâu hơn.

Trong đó, phổ biến nhất lông chồn (mink), và đây là lúc câu chuyện đau lòng đằng sau những sợi lông ấy được bắt đầu.

Sự thật trần trụi phía sau ngành công nghiệp nối mi

Theo tổ chức bảo vệ động vật PETA (Những người Tranh đấu cho sự đối xử có đạo đức với động vật), các sản phẩm mi giả sử dụng lông chồn trên thế giới thường được gắn nhãn "100% cruelty free" (không tàn nhẫn với động vật), hoặc "Thu thập an toàn trong trang trại nuôi thả", hoặc "Lấy từ phần rụng sau khi chải lông chồn". Tuy nhiên, PETA cho rằng thực tế thì khái niệm "không tàn nhẫn" trong ngành công nghiệp lông chồn là chuyện khó có thể xảy ra.

Sự thật trần trụi và tàn nhẫn đằng sau ngành công nghiệp nối mi, đủ để khiến chị em suy nghĩ lại trước khi muốn làm đẹp - Ảnh 2.

Đầu tiên, chồn không phải là loài vật có thể nuôi thả, bởi chúng sống theo từng lãnh thổ và có bản năng bảo vệ nơi sống cực kỳ mạnh. Chúng có thể trở nên rất hung dữ nếu bị đe dọa. Vậy nên để thuận tiện cho việc khai thác lông, các trang trại nuôi chồn sẽ phải nhốt chúng trong lồng, và cũng không cung cấp đủ các nhu cầu thiết yếu như thức ăn, nước uống hay chăm sóc sức khỏe.

Sự thật trần trụi và tàn nhẫn đằng sau ngành công nghiệp nối mi, đủ để khiến chị em suy nghĩ lại trước khi muốn làm đẹp - Ảnh 3.
Sự thật trần trụi và tàn nhẫn đằng sau ngành công nghiệp nối mi, đủ để khiến chị em suy nghĩ lại trước khi muốn làm đẹp - Ảnh 4.

Cũng theo PETA, chồn không phải là loài cần được "chải lông" như mèo. Chúng cũng không thích điều đó, bởi về bản năng thì chồn rất sợ con người. Việc cố gắng chải lông cho chồn chỉ khiến chúng thêm hoảng sợ, khiến chúng chống trả rất quyết liệt, và người nuôi sẽ chẳng còn cách nào khác ngoài việc cưỡng ép chúng bằng bạo lực.

Thứ 3, trong một bản phóng sự do PETA thực hiện, những con chồn trong trang trại thường bị giết hại rất tàn nhẫn để lấy lông. Chúng bị giật điện, bẻ cổ, thậm chí lột da ngay khi còn sống để đảm bảo chất lượng bộ lông, cùng vô số các phương pháp tàn nhẫn khác mà không thể liệt kê ra. Như trong video của PETA cho thấy chồn bị ngược đãi, nhốt trong những chiếc lồng chật hẹp, và bị người nuôi nhét vào các bình gas để sát hại trước khi lấy lông.

Sự thật trần trụi và tàn nhẫn đằng sau ngành công nghiệp nối mi, đủ để khiến chị em suy nghĩ lại trước khi muốn làm đẹp - Ảnh 5.

Cảnh tượng một chú chồn đáng thương bị nhét vào bồn gas

Theo PETA, những ngành công nghiệp tương tự là lý do có rất nhiều loài vật rơi vào cảnh tuyệt chủng. Trên thực tế, chồn châu Âu hiện đang thuộc danh sách "đặc biệt nguy cấp" trong Sách Đỏ của IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), chỉ còn dưới 30.000 cá thể sót lại ngoài tự nhiên. Việc nuôi nhốt và sát hại chồn vì mục đích lợi nhuận sẽ chẳng có tác dụng gì đối với chuyện bảo tồn chúng trong tự nhiên cả.

Sự thật trần trụi và tàn nhẫn đằng sau ngành công nghiệp nối mi, đủ để khiến chị em suy nghĩ lại trước khi muốn làm đẹp - Ảnh 6.

Những hành động như vậy cần sớm chấm dứt. Hiện tại, chồn đang là loài vật bị nuôi nhốt để lấy lông nhiều nhất trên thế giới, phục vụ cho ngành công nghiệp mi giả và thời trang. Cùng với việc môi trường sống ngày càng bị thu hẹp, khả năng tuyệt chủng của chồn là không thể tránh khỏi, nếu con người không có sự thay đổi.

Nguồn: PETA, WOB