Sự thật lịch sử của lông mi giả có thể khiến ai đọc xong cũng phải ngạc nhiên

Umbrella, Theo Trí Thức Trẻ 21:21 12/08/2017
Chia sẻ

Lý do mà người La Mã cổ nghĩ đến lông mi giả vô cùng quái đản...

Nếu như ngày xưa, ai sở hữu một bờ mi cong vút luôn được mọi người ngưỡng mộ, thì ngày nay mi giả sẽ "cân" hết. Lông mi của bạn có ngắn, có thưa thế nào, thì chỉ cần bỏ ra vài phút trang điểm buổi sáng, bạn sẽ có một đôi mắt hút hồn như các diễn viên Hollywood ngay.

Sự thật lịch sử của lông mi giả có thể khiến ai đọc xong cũng phải ngạc nhiên - Ảnh 1.

Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, trước khi trở thành một công cụ kinh điển cho các chị em trang điểm như hiện nay, thì ai là người đã sáng tạo ra mi giả? Hóa ra, nó có một lịch sử hết sức hoành tráng, nhuốm đầy nước mắt từ thời La Mã cổ đại cơ.

Cùng điểm lại quá trình hình thành của phát minh kì lạ này, biết đâu sau khi đọc bài bạn sẽ suy đi tính lại trước khi muốn đặt nó lên mắt nữa!

Một khởi đầu quái lạ đầy đau đớn

Quay về thời La Mã cổ, người ta tin rằng mi mắt dài là dấu hiệu chứng tỏ trinh tiết của một người phụ nữ. Như theo học giả Pliny: "Lông mi sẽ rụng khi người phụ nữ quan hệ tình dục, do đó họ cần phải giữ một bờ mi dài để chứng tỏ rằng mình vẫn còn trong trắng."

Sự thật lịch sử của lông mi giả có thể khiến ai đọc xong cũng phải ngạc nhiên - Ảnh 2.

Một bức tượng mô tả lông mi của người La Mã cổ đại

Tiêu chuẩn vẻ đẹp của lông mi dài thay đổi qua thời gian, nhưng phải đến những năm 1800 mới trở thành một cuộc cách mạng thực sự. Đến năm 1899, có rất nhiều cô gái tìm đến phương pháp "cấy" mi giả bằng... kim khâu. Người ta cũng đã nghĩ đến việc dùng keo dán tóc người vào mi, nhưng cách này chưa được thành công lắm vì tóc dính không chặt vào mi mắt và nhanh chóng rơi ra.

Thập niên 1910: Người đầu tiên phát minh ra lông mi giả

Vào năm 1911, một phụ nữ Canada tên Anna Taylor đã được trao bằng phát minh cho lông mi giả. Cô đã sáng tạo ra một sản phẩm từ những sợi tóc và vải nhỏ xíu, kết thành hình vòng cung. Tuy nhiên, đến tận năm 1916 thì trào lưu này mới thực sự phổ biến, nhờ vào vị đạo diễn Hollywood D. W. Griffith.

Sự thật lịch sử của lông mi giả có thể khiến ai đọc xong cũng phải ngạc nhiên - Ảnh 3.

Khi đang quay bộ phim Intolerance, ông nhìn nữ diễn viên Seena Owen trong bộ trang phục Babylon và nghĩ rằng: "Có gì đó sai sai". Ông muốn bờ mi của Owen phải thật "siêu phàm" và "quét qua gò má" theo nghĩa đen, do đó Griffith đã yêu cầu thợ làm tóc của đoàn phim dán miếng mi giả làm bằng tóc người vào mi thật của Owen bằng một loại keo mang tên "spirit gum".

Đương nhiên việc này chẳng đi tới đâu cả. Một sáng nọ Owen xuất hiện tại trường quay với đôi mắt sưng húp gần như không mở ra được. Thật may là Griffith đã kịp quay những cảnh quan trọng, và tình hình sức khỏe của Owen cũng khá hơn sau đó.

Sự thật lịch sử của lông mi giả có thể khiến ai đọc xong cũng phải ngạc nhiên - Ảnh 4.

1920 - 1930: Đàn ông nghĩ rằng lông mi giả là thứ điên khùng

Một tờ báo năm 1921 đã viết rằng: "Nếu một cô gái trẻ nhìn bạn qua một bờ mi dài cong vút, đừng tin trước khi bạn kiểm tra nó. Bờ mi xinh đẹp đó có thể không phải đồ thật đâu, mà chỉ là số tiền cô ấy bỏ ra mà thôi."

1940 - 1950: Những nữ minh tinh Hollywood "lăng-xê" mốt mi to

Một số nhân vật nổi tiếng đình đám như Marilyn Monroe hay Rita Hayworth rất chuộng đeo mi giả to và dày. Họ luôn đeo nó trong các buổi chụp hình để giúp mắt trông to hơn và thu hút hơn.

Sự thật lịch sử của lông mi giả có thể khiến ai đọc xong cũng phải ngạc nhiên - Ảnh 5.

Một lý do khác khiến lông mi giả trở nên phổ biến, đó là do chất lượng của nó đã được nâng cao nhờ một loại vật liệu nhựa mới. Lông mi giả bấy giờ không còn làm bằng tóc người hay vải vóc nữa, mà được làm từ những sợi nhựa siêu mỏng. Phương pháp này vẫn còn được duy trì đến tận bây giờ.

1970 - 1980: Lông mi giả bị "thất sủng"

Phụ nữ thời này chuộng kiểu makeup trầm một cách tự nhiên, do đó người ta bỏ qua những bộ mi giả nặng nề để thay bằng phấn má và son môi màu tối.

1990: Sự trở lại của lông mi giả

Những người đã góp phần đưa nó trở lại phải kể đến Anna Nicole Smith, Pamela Anderson và siêu mẫu Cindy Crawford. Lông mi giả giúp họ có được những shoot hình retro mang vẻ quyến rũ của những năm 50 chỉ qua một cái nháy mắt.

Sự thật lịch sử của lông mi giả có thể khiến ai đọc xong cũng phải ngạc nhiên - Ảnh 6.

Vẻ quyến rũ khó cưỡng của Anna Nicole Smith

2000 đến nay: Lông mi giả phát triển vượt quá khả năng tưởng tượng

Người ta ngày càng có nhiều ý tưởng mới, đa dạng và không kém phần điên rồ để làm ra một bộ mi giả thật chất, thật khác biệt.

Jennifer Lopez từng mang một bộ lông mi làm từ lông cáo lên thảm đỏ vào năm 2001. Năm 2004, Madonna sở hữu một bộ mi trị giá 10.000 USD (khoảng 220.000 triệu VNĐ), làm từ lông chồn đính kim cương để quảng bá cho tour diễn Re-Invention.

Sự thật lịch sử của lông mi giả có thể khiến ai đọc xong cũng phải ngạc nhiên - Ảnh 7.

Bộ mi hàng trăm triệu của Madonna

Với sức ảnh hưởng của những ngôi sao lớn, lông mi giả đã trở thành một item không thể thiếu trong bộ "đồ nghề" trang điểm của chị em phụ nữ. Từ những showroom sang trọng cho đến siêu thị, nhà thuốc, ở đâu có bán đồ trang điểm - ở đó xuất hiện lông mi giả.

Thật kì lạ khi một phát minh có phần nguy hiểm lại trở nên phổ biến như vậy. Nhưng thực ra, cái gì đẹp thì dù đau đớn đến mấy chị em cũng chấp nhận mà thôi.

Nguồn: Thisisinsider
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày