Làm thế nào chúng ta giải thích rõ ràng nghịch lý trong thiết kế, xây dựng và vận chuyển những bức tượng đá "moai" khổng lồ - một thành tựu văn hóa đáng chú ý đặt trên hòn đảo cằn cỗi, dường như thiếu cả nguồn lực và con người để ghi dấu chiến công.
Những bức tượng khổng lồ trên đảo Easter - bí ẩn chưa thể giải mã của nhân loại.
Các nhà nhân chủng học từ lâu đã tự hỏi: liệu những cư dân đơn giản này thực sự có khả năng phức tạp về văn hóa như vậy không?
Dân số cao cấp hơn, có lẽ đến từ châu Mỹ thực sự có chịu trách nhiệm vì đã xóa sạch tất cả tài nguyên thiên nhiên mà hòn đảo từng có?
Gần đây, người Rapa Nui đã trở thành truyện ngụ ngôn về sự ích kỷ của con người. Một câu chuyện đạo đức về những nguy hiểm của việc phá hủy môi trường.
Trong giả thuyết "thuốc hủy diệt sinh thái" của nhà địa lý Jared Diamond, người Rapa Nui được sử dụng như là một minh chứng cho thấy xã hội sẽ sụp đổ nếu như chúng ta không thức tỉnh và giữ gìn.
Nhưng hơn 60 năm nghiên cứu khảo cổ đã vẽ nên một bức tranh rất khác. Và bây giờ các dữ liệu di truyền mới đã làm sáng tỏ số phận của hòn đảo này. Đã đến lúc làm sáng tỏ về người Rapa Nui.
Câu chuyện "thuốc hủy diệt sinh thái" tận diệt
Giả thuyết về sinh thái tập trung vào 2 ý chính. Thứ nhất, dân số của hòn đảo đã làm giảm từ hàng chục ngàn cư dân trong thời kỳ hoàng kim, xuống còn 1.500 - 3.000 người khi người châu Âu lần đầu tiên đến vào đầu thế kỷ 18.
Bức tranh vẽ người châu Âu đang xem xét những bức tượng khổng lồ trên đảo Easter.
Thứ hai, những cây cọ đã từng che phủ hòn đảo này đã bị người Rapa Nui tàn phá để di chuyển tượng.
Không có cây cối giữ đất, đất màu mỡ bị xói mòn đi làm giảm năng suất cây trồng. Vì thiếu gỗ nên người dân đảo không thể đóng thuyền đi đánh cá hoặc di chuyển bức tượng. Việc này dẫn tới chiến tranh xung đột và cuối cùng là ăn thịt đồng loại.
Câu hỏi về quy mô dân số là một vấn đề mà chúng ta vẫn không thể giải đáp một cách thuyết phục. Hầu hết các nhà khảo cổ đều ước tính cư dân đảo khoảng 4.000 đến 9.000 người, mặc dù một nghiên cứu gần đây đã xem xét năng suất nông nghiệp và cho rằng hòn đảo có thể nuôi sống đến 15.000 người.
Nhưng không có bằng chứng thực sự về sự suy giảm dân số trước khi người châu Âu đầu tiên đặt chân đến đảo vào năm 1722.
Các báo cáo dân tộc học từ đầu thế kỷ 20 cung cấp thông tin lịch sử truyền miệng về chiến tranh giữa các nhóm tranh chấp đảo.
Nhà nhân loại học Thor Heyerdahl nổi tiếng đã vượt qua Thái Bình Dương bằng chiếc thuyền Inca truyền thống, đưa ra những thông tin này làm bằng chứng về cuộc nội chiến lớn kết thúc bằng một trận chiến năm 1680, làm phần lớn các bộ lạc trên đảo bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của ông Carl Lipo đã chỉ ra rằng có nhiều công cụ được sử dụng cho các nghi lễ hình thức.
Những mảnh đá vỏ chai hoặc "mata'a" trên hòn đảo được giải thích như là những mảnh vỡ của vũ khí chứng minh cho chiến tranh.
Đáng ngạc nhiên là vài người còn lại của hòn đảo này cho thấy bằng chứng thực tế về thương tích 2,5% và hầu hết đều có bằng chứng về chữa bệnh, có nghĩa là các cuộc tấn công không gây tử vong. Đặc biệt là, không có bằng chứng truyền miệng về ăn thịt đồng loại.
Vấn đề gây tranh cãi là: liệu các câu chuyện trong thế kỷ 20 có thể thực sự được coi là nguồn tin đáng tin cậy về cuộc xung đột trong thế kỷ 17 hay không.
Chuyện gì xảy ra với cây cối?
Gần đây, xuất hiện một hình ảnh về người tiền sử sống vững vàng trên đảo cho đến khi người châu Âu đến.
Người ta đồng ý rằng người Rapa Nui đã trồng những cây cọ lớn che phủ, rồi nhanh chóng bị tàn phá ngay sau khi đảo bị xâm chiếm vào khoảng năm 1200 sau CN.
Mặc dù các bằng chứng vi thực vật, như phân tích phấn hoa, cho thấy rừng cọ biến mất nhanh chóng một phần do con người.
Thực dân Polynesia đầu tiên đã mang đến đảo một tội đồ khác là chuột Polynesia. Dường như chuột ăn cả hạt cọ và cây non, làm rừng không thể phát triển trở lại.
Mặc dù nạn phá rừng lan tràn, nhưng theo nghiên cứu riêng về chế độ ăn uống của người Rapa Nui tiền sử, cho thấy họ ăn nhiều hải sản hơn và là những nông dân tinh tường hơn và thích nghi tốt hơn chúng ta tưởng.
Đổ lỗi cho người nô lệ - không phải là lâm tặc
Vậy chuyện gì đã xảy ra với dân số bản địa số lượng giảm dần và tạc tượng trước khi biến mất? Và điều gì đã gây ra những thông tin về chiến tranh và xung đột trong đầu thế kỷ 20?
Câu trả lời thực sự tàn khốc hơn. Trong suốt thế kỷ 19, nô lệ bắt từ Nam Mỹ đã chiếm hơn một nửa dân số bản địa. Đến năm 1877, dân số Rapa Nui chỉ còn 111 người.
Dịch bệnh, phá hủy tài sản và sự di dân bắt buộc của các thương nhân châu Âu đã làm giảm đáng kể người bản xứ và dẫn đến xung đột gia tăng giữa những người còn lại. Có lẽ điều này gây nên thông tin chiến tranh trong các tài liệu lịch sử dân gian và là hành động cuối cùng làm chấm dứt việc khắc tượng.
Mặc dù người Nam Mỹ quan hệ với người Rapa Nui trước người châu Âu hàng thế kỷ, nhưng để theo dõi ADN của họ trong người bản xứ hiện đại cần tiến hành cuộc nghiên cứu mới do nhà cổ sinh học Lars Fehren-Schmitz đứng đầu, để giải thích những bí ẩn theo dòng thời gian. Họ đã phân tích người Rapa Nui trước và sau khi quan hệ với người châu Âu.
Nghiên cứu của họ được xuất bản trên tạp chí Sinh học Ngày nay, không tìm thấy dòng gen nổi bật giữa Nam Mỹ và dân đảo Easter trước năm 1722. Thay vào đó, sự gián đoạn đáng kể gần đây với cư dân đảo có thể đã ảnh hưởng đến ADN hiện tại.
Có lẽ nên loại bỏ người Rapa Nui ra khỏi câu chuyện về thảm họa "thuốc hủy diệt sinh thái" và sự sụp đổ của dân số Malthus.
Thay vào đó, cần rút ra bài học từ các bằng chứng ít ỏi gắn với "những bí ẩn" và lãng quên những hành động tàn ác trong lịch sử đã làm cho dân số thích nghi và bền vững đáng ngạc nhiên không phải là nguyên nhân cho sự diệt vong.
Những bức tượng đó thì sao? Chúng ta biết làm thế nào họ di chuyển tượng; dân chúng địa phương đã biết tất cả. Họ ra đi – đó là tất cả những gì chúng ta băn khoăn.
Nguồn bài và ảnh: Science Alert