Mỗi học sinh phải học đến 16 tiếng mỗi ngày để chuẩn bị cho CSAT
Kỳ thi đánh giá năng lực CSAT (còn được gọi là Suneung) ở Hàn Quốc là kì thi chung cho mọi trường Đại học mà tất cả các học sinh phải tham gia. Với mức độ khắc nghiệt nên mọi người thường ví như một phiên bản tiếng Hàn của SATs Mỹ. Kỳ thi bao gồm các bài kiểm tra về địa lý, đạo đức và tư tưởng, luật pháp và chính trị, lịch sử thế giới và nhiều chủ đề khác.
Một thí sinh đang ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi CSAT tại Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: EPA)
Khi CSAT được tổ chức, máy bay phải chọn tuyến đường thay thế để giảm tiếng ồn, ngân hàng và thị trường tài chính bắt đầu giao dịch muộn hơn bình thường, xe buýt và tàu điện ngầm tăng tần suất nhằm hạn chế kẹt xe và tạo môi trường yên tĩnh cho hơn 59.000 học sinh của trường đã tham gia kỳ thi kéo dài chín giờ, theo thông tin từ trường Đại học Yonsei cung cấp.
Để thực hiện giấc mơ bước vào các trường trong nhóm "Ivy League" (cụm từ mô tả các trường đại học nổi bật) bao gồm Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei thường được viết tắt là "SKY". Các học sinh đã bắt đầu ôn luyện Suneung từ lúc 13 hoặc 14 tuổi, ngoài ra các em còn phải theo học các lớp phụ đạo ở trường, và đến các trung tâm luyện thi trong nhiều giờ mỗi ngày sau khi kết thúc giờ học chính quy. Một ngày có 24 tiếng thì các học sinh đã dành hết 16 tiếng đồng hồ cho việc học.
Phụ huynh cầu nguyện cho con cái đỗ đạt trong kỳ thi CSAT tại Đền Jogye ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: AP photo)
Áp lực xã hội trọng bằng cấp
Lee Jin-hyeong cũng như hàng triệu người dân Hàn Quốc khác phải tiếp tục học ngay cả sau khi tốt nghiệp đại học. "Tôi học liên tục mỗi ngày từ 9h sáng hôm nay đến 1h sáng hôm sau. Tôi dành phần lớn thời gian của mình tại goshiwon (phòng học) và thư viện ở Seoul", Lee nói. Ở tuổi 35, Lee vẫn chưa tìm được một việc làm phù hợp tấm bằng chuyên ngành khoa học máy tính tại trường đại học, hiện tại anh đang tham gia kỳ thi dịch vụ công cộng với hy vọng trở thành cảnh sát.
Ở Hàn Quốc, nhân viên "cổ trắng" trong các ngành như dịch vụ, thiết kế, báo chí được tuyển dụng tại các chaebol như Samsung, LG và Huyndai, ở đây bộ phận nhân sự đều yêu cầu ứng viên vượt qua kỳ thi riêng, chứng chỉ và các bằng cấp khác.
Trong suốt cuộc đời của mình, Minji Kim, 29 tuổi cho biết cô đã thực hiện hơn 50 bài kiểm tra xác định năng lực bao gồm cả Suneung cũng như các bài kiểm tra khác theo yêu cầu công việc. Tôi đã bắt đầu làm những bài kiểm tra này từ khi còn học tiểu học. Cô đã từ chối rất nhiều hẹn hò với bạn bè vào cuối tuần chỉ để dành thời gian cho việc học.
Nhưng ngay cả sau khi nhận được một công việc, Kim cho biết hầu hết mọi hình thức thăng tiến trong các lĩnh vực chuyên môn của Hàn Quốc đều yêu cầu nhân viên phải vượt qua một kỳ thi.
Khoảng 590.000 sinh viên trên khắp Hàn Quốc đang làm bài kiểm tra Suneung để được vào đại học. (Ảnh: EPA)
Shin Gi-wook, giáo sư xã hội học và giám đốc chương trình Hàn Quốc tại Đại học Stanford cho biết người Hàn Quốc rất thích các kỳ thi tiêu chuẩn. "Người Hàn coi trọng sự đoàn kết và do đó cảm thấy thoải mái hơn khi mọi người được đánh giá trên cùng một cơ sở", ông nói. "Điểm số của các kỳ thi ở Hàn Quốc hiện đại được xem là các giá trị đáng tin cậy cho người có trình độ chuyên môn, đây có thể là cách dễ nhất và đơn giản nhất để đảm bảo một tương lai trong một xã hội phân tầng".
Trong trường hợp Lee Jin-hyeong, anh ấy đã tham gia kỳ thi dịch vụ công cộng tới bốn lần một năm trong nhiều năm liên tiếp, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả cần thiết để chuyển sang một công việc khác.
"Hầu hết những người ở độ tuổi 20 và 30 đến thư viện mỗi ngày, đang ôn tập các kỳ thi tương tự để trở thành quan chức chính phủ, cảnh sát, lính cứu hỏa như tôi", anh Lee nói.
Đa số các kỳ thi chỉ được tổ chức một hoặc hai lần một năm. Những người bị đánh rớt để vào các trường đại học hoặc công ty hàng đầu sẽ phải đợi một năm nữa để làm lại bài kiểm tra.
Người Hàn Quốc thích các kỳ thi tiêu chuẩn bởi vì họ xem đây như là thước đo khách quan năng lực tốt nhất. (Ảnh: EPA)
Hai phần ba người Hàn trong độ tuổi từ 25 đến 34 có bằng đại học, tỷ lệ cao nhất trong số các Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Giống như Lee, nhiều người mong muốn bản thân có được công việc đầu tiên rồi mới tính tới chuyện hẹn hò, hôn nhân và các mối quan hệ xã hội khác. Thật không may, điều này có thể mất đến một thập kỷ mới hoàn thành.
Học tập điều độ là một điều tốt, John Lie, một giáo sư xã hội học tại Đại học California - Berkeley nói. Tuy nhiên, học cả ngày lẫn đêm như trường hợp của Hàn Quốc thì không hợp lý với sức khoẻ thanh thiếu niên và hoàn toàn không phù hợp với xã hội.
Nỗi ám ảnh về giáo dục một phần là di sản của truyền thống Nho giáo tại Hàn Quốc. (Ảnh: EPA)
Giáo dục là nguồn cung cấp lao động chính ở Hàn Quốc, ông John Lie giải thích. Người Hàn tin rằng nếu không có nỗi ám ảnh về giáo dục thì quốc gia đã không thể đạt được vị thế như ngày hôm nay trong nền kinh tế thế giới.
Các chuyên gia đến từ Đại học Stanford nói văn hóa học tập cực đoan của Hàn Quốc khiến cho những người trẻ ở đây bị yếu kỹ năng sống hay kinh nghiệm xử lý vấn đề trong xã hội.
Minji Kim hiện làm việc cho một công ty của Anh cho biết mặc dù hiện tại không phải thi thêm bằng cấp hay chứng chỉ, song cô vẫn phải tiếp tục thi cử sau này. "Tôi không muốn phải làm thêm bất cứ bài kiểm tra nào. Nhưng đấy là nhiệm vụ bắt buộc nếu tôi vẫn muốn thăng tiến trong công việc", Minji nói.