Sự khác biệt giữa đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ "yêu thương nhau" và "không yêu thương nhau" là gì?

Phan Hằng, Theo Phụ nữ số 14:48 30/07/2024
Chia sẻ

Nếu được sống trong gia đình có cha mẹ yêu thương nhau, điều đó có lợi rất lớn đối với sự phát triển của trẻ.

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng, một đứa trẻ lớn lên dưới một mái nhà có cha mẹ thường xuyên thể hiện tình cảm, yêu thương nhau sẽ có tính cách như thế nào không? Trên thực tế, những hành động, cử chỉ, lời nói mà cha mẹ thể hiện hàng ngày trước mặt con cái lại có tác động lớn tới tính cách và cuộc sống của trẻ sau này.

Dưới đây sẽ là 3 khác biệt lớn giữa những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ hay thể hiện sự "yêu thương nhau" và "không yêu thương nhau".

1. Trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ "yêu thương nhau" sẽ có cảm giác an toàn

Đối với trẻ em, việc thiết lập cảm giác an toàn trong thế giới nội tâm là ưu tiên hàng đầu trong quá trình trưởng thành của chúng.

Nguồn gốc của cảm giác an toàn ở trẻ một mặt nằm ở sự gắn kết mật thiết giữa cha mẹ khi thể hiện và trao đi tình yêu thương với nhau, mặt khác nó được hình thành từ cảm xúc của trẻ đối với môi trường bên ngoài.

Sự khác biệt giữa đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ

Ảnh minh họa.

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu cha mẹ tạo cho con mình hình ảnh một "2 vợ chồng yêu thương nhau, không ngần ngại thể hiện sự ấm áp, tình cảm", con cái sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, lớn lên với cảm giác bình an trong lòng.

Mặt khác, nếu cha mẹ thường xuyên cãi vã, đánh nhau, trẻ lớn lên trong cảm giác sợ hãi, ngột ngạt, chán nản về gia đình mình.

Ví dụ:

Có một chàng trai sau khi tốt nghiệp đại học quyết định ở lại thành phố làm việc. Điều đáng nói là anh hiếm khi về nhà, thậm chí lễ Tết thà cô đơn ở phòng trọ còn hơn là về quê đoàn tụ với cha mẹ.

Sau này, mọi người biết được rằng, cha mẹ anh ấy thường xuyên cãi vã, đánh nhau, nhiều lần phải nhờ tới công an giải quyết. Chính vì lớn lên trong một gia đình bất ổn như vậy, anh luôn muốn rời xa gia đình mình.

Những tổn thương do cha mẹ gây ra khiến anh chỉ thích sống một mình, ngại giao tiếp, không muốn thể hiện bản thân trước nhiều người.

Nhà tâm lý học người Mỹ John Gottman từng nói: "Khi cha mẹ sống yêu thương nhau, vui vẻ, khung cảnh hôn nhân đẹp đẽ này mang lại cảm giác an toàn cho con cái. Con cái thể học tập, trưởng thành trong môi trường tốt nhất, không phải lo sợ gì cả".

Vì vậy, cha mẹ yêu thương nhau không chỉ nâng cao mối quan hệ vợ chồng mà quan trọng hơn, những đứa trẻ lớn lên trong bầu không khí như vậy cũng sẽ có cảm giác an toàn, tự chủ và bình tĩnh hơn khi gặp vấn đề.

2. Cha mẹ "yêu thương nhau" nuôi dạy con cái tự tin, vui vẻ hơn

Có người nói rằng, điều may mắn lớn nhất của một đứa trẻ là được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ yêu thương nhau.

Điều này có thể là do cha mẹ thường xuyên thể hiện tình cảm tạo cho con một môi trường phát triển ổn định và đầy yêu thương. Nó sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách lành mạnh và hình thành quan điểm tích cực hơn về cuộc sống.

Sự khác biệt giữa đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ

Ví dụ:

Có một cô gái chia sẻ rằng, cha mẹ mình thường xuyên "phát cẩu lương" trước mặt con cái. Từ nhỏ tới lớn, dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, họ đều giải quyết bằng sự bao dung và yêu thương nhau. Sau này, dù tình yêu hay công việc của cô không suôn sẻ, chỉ cần kể với cha mẹ là sẽ lập tức tràn đầy niềm tin vào tương lai.

Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ tốt đẹp thì con sẽ tự tin, vui vẻ. Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ kém thì con sẽ nhạy cảm và dễ tổn thương.

Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường có cha mẹ yêu thương nhau thường tự tin, có khả năng chịu đựng sự thất vọng cao hơn gấp nhiều lần so với những đứa trẻ lớn lên trong môi trường cha mẹ bất hòa.

3. Cha mẹ "yêu thương nhau" nuôi dạy con cái hạnh phúc hơn

Một nhà tâm lý học tại Đại học Baylor ở Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về tình cảm của cha mẹ và nhận thấy rằng:

Mức độ yêu thương của cha mẹ có thể ảnh hưởng và thay đổi oxytocin mà con cái họ có được.

Oxytocin có tác dụng gì đối với con người?

Oxytocin là một loại hormone thần kinh điều chỉnh hành vi trong các mối quan hệ thân mật. Nó còn được gọi là "hormone tình yêu", "hormone âu yếm", được tiết ra và chi phối não bộ trong quá trình liên quan đến tình dục và tình cảm. Hormone này được sản sinh khi con người đạt cực khoái, khi cảm thấy lãng mạn, khi cho con bú sữa mẹ và khi sinh nở.

Sự khác biệt giữa đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ

Lấy một ví dụ đơn giản, khi một số người thể hiện tình cảm với người mình yêu, họ làm điều đó một cách dễ dàng mà không hề lúng túng hay bối rối. Nhưng một số người lại cảm thấy lúng túng, xấu hổ khi có những cử chỉ thân mật trước mặt người khác.

Về cơ bản, đây không phải là sự khác biệt về tính cách mà là sự khác biệt về "oxytocin".

Đánh giá từ kết quả nghiên cứu, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường yêu thương của cha mẹ sẽ có nhiều oxytocin trong cơ thể hơn, cảm xúc và tính cách cũng sẽ mãnh liệt, bạo dạn hơn.

Nói cách khác, những đứa trẻ thường xuyên nhìn thấy cha mẹ thể hiện tình cảm sẽ biết yêu thương người khác. Khả năng này sẽ giúp chúng quản lý các mối quan hệ tình cảm, xã hội tốt hơn. Bằng cách này, dù là hôn nhân hay những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống, đều có thể được giải quyết một cách dễ dàng và họ có thể đạt được hạnh phúc như mong muốn.

Quan trọng hơn, loại hạnh phúc này sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành tài sản quý giá nhất của một gia đình.

Trên thực tế, khi thể hiện tình cảm trước mặt con cái, nhiều cặp vợ chồng luôn cảm thấy ngại ngùng. Nhưng trên thực tế, việc thể hiện tình yêu thương một cách hợp lý không những không có tác động tiêu cực đến trẻ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tính cách của trẻ.

Những lợi ích này có thể chưa nhìn thấy được vào lúc này, nhưng trong 20 năm nữa, khi trẻ lớn lên, chúng sẽ có tác động rất tích cực đến đời sống xã hội, công việc, hôn nhân...

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày