Trước đó, ngày 12/12, cư dân mạng Trung Quốc đã truyền tay nhau bức ảnh cho thấy Đặng Sa đã phải đến bệnh viện với sự hỗ trợ dìu dắt của một người khác, việc di chuyển của cô rất khó khăn, đi rất chậm và đau đớn. Nhiều người thấy cô đi tới phòng khám chỉnh hình và phòng khám bỏng.
Bức ảnh được cộng đồng mạng chia sẻ cho thấy Đặng Sa phải nhờ người đỡ đi viện (trái) và Đặng Sa thông báo liệu trình chữa trị của mình trên trang cá nhân Weibo (phải)
Ngày 14/12, Đặng Sa chính thức lên tiếng về vụ việc này, cô cho biết mình đang phải điều trị bỏng ở bệnh viện do bị bỏng giác hơi, trong đó 8% vết bỏng ở cấp độ 2 trở lên.
Kết quả khám bỏng và hình ảnh vết thương được băng bó mà Đặng Sa đăng tải trên Weibo
Qua hình ảnh vết thương cô chia sẻ cho thấy trên da của Đặng Sa xuất hiện các vết bỏng lớn, tạo thành các bọng nước màu trong chi chít trên da. Ở những vị trí bị bỏng nặng hơn, da cô gần như bị cháy hoàn toàn, lộ cả thịt và sưng lên các bọng nước lớn màu vàng và đỏ hồng khiến ai nhìn thấy cũng không khỏi sởn gai ốc.
Vết thương bỏng do giác hơi của Đặng Sa khiến nhiều người không khỏi sởn gai ốc
Đây không phải là trường hợp duy nhất sao Hoa Ngữ bị bỏng nặng do giác hơi gây ra, trước đó, năm 2011, ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng Đài Loan với nhạc phẩm “Hẹn ước mùa đông” Tề Tần cũng bị bỏng vì phương pháp trị liệu này khi thực hiện tại nhà riêng ở Bắc Kinh. Khi đó, nhân viên vật lý trị liệu đã vô tình làm đổ cồn lên lưng Tề Tần khiến anh bị bỏng lưng, mặt và gần như toàn thân, buộc anh phải đi ghép da để chữa trị.
Tề Tần cũng là nạn nhân của giác hơi, phải đi ghép da toàn thân
Năm 2015, nam diễn viên Tiểu Thẩm Dương và bạn gái đã phải “cao chạy xa bay” khỏi một câu lạc bộ sức khỏe ở Quảng Châu khi lưng của bạn gái nam diễn viên bị hủy hoại hoàn toàn do giác hơi gây ra.
Đầu tiên, họ cởi bỏ áo, nằm lên giường theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để được massage, bông, cồn, giác hơi và bật lửa được đặt cạnh giường. Kỹ thuật viên nhúng bông vào cồn rồi đốt đưa vào giác hơi để đốt cháy không khí trong đó và đặt chúng lên lưng họ.
Lưng của bạn gái diễn viên Tiểu Thẩm Dương bị phá hủy hoàn toàn do giác hơi gây ra
Bạn gái của Tiểu Thẩm Dương kể lại phút giây kinh hoàng: “Hai chiếc giác hơi đầu tiên được đặt lên rất bình thường, chỉ hơi đau một chút. Tuy nhiên, đến cái thứ 3, tôi đột nhiên thấy lạnh lưng, có vẻ là một loại chất lỏng gì đó. Sau đó, lưng tôi bùng cháy, cảm giác như hàng trăm mũi kim đâm vào da thịt, rất đau đớn”.
Ngay lập tức, cô lăn người ngã xuống đất rồi tự dùng tay mình để dập lửa. Các kỹ thuật viên cũng hỗ trợ cô dập lửa, sau hơn 10 giây ngọn lửa đã được dập tắt nhưng toàn bộ lưng của cô đã bị hủy hoại, nhiều bọng nước căng phồng nằm rải rác trên lưng cô trông rất đáng sợ.
Giác hơi là một phương pháp trị liệu được thực hiện bằng cách đặt những chiếc cốc chuyên dụng trên da để tạo lực hút nhằm mục đích sử dụng lưu lượng máu để hồi phục sức khỏe.
Lực hút từ những chiếc cốc giúp tạo điều kiện cho dòng chảy của sinh lực trong cơ thể. Nhiều người theo Đạo giáo tin rằng liệu pháp này sẽ giúp cân bằng âm dương, sự tiêu cực và tích cực bên trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh cũng như khả năng tăng lưu lượng máu và giảm đau.
Các chuyên gia vật lý trị liệu cho biết, hầu hết các tai nạn có liên quan đến giác hơi là do các kỹ thuật viên sử dụng quá nhiều cồn khi nhúng bông hoặc do chất lượng của cồn khiến lượng lớn cồn bị nhỏ giọt và gây bỏng.
Giác hơi không phải là phù hợp với tất cả mọi người. Giác hơi chủ yếu dành cho các triệu chứng thực thể, chẳng hạn như bong gân, cảm lạnh... hoặc các bệnh như tiểu đường, đau lưng. Nhưng nếu việc áp dụng không đem lại hiệu quả thì việc cố sử dụng sẽ làm tổn thương sức khỏe của bạn.
10 lưu ý khi sử dụng giác hơi
- Đầu tiên, hãy chọn cơ sở hành nghề uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ.
- Giữ ấm phòng, loại bỏ các lỗ thông hơi để tránh bệnh nhân bị lạnh và để cho bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.
- Vị trí đặt giác hơi nên nên ở trên vùng da phẳng, không có lông. Kích thước của cốc giác hơi cũng phải được điều chỉnh kịp thời theo kích thước của phần cơ thể cần được tác động, để đảm bảo có đủ lực hấp phụ và nó sẽ không rơi.
- Dị ứng da, phù nề, màu da kém sắc và các mạch máu phân bố dày đặc không phù hợp để dùng giác hơi. Bệnh nhân mắc các bệnh về phổi không phù hợp với phương pháp này bởi nó có thể gây vỡ biểu bì phế nang.
- Mặc dù giác hơi có tác dụng với các cơ, mạch máu nhưng nó thực sự có hại cho da. Nếu tắm sau khi giác hơi, bạn rất dễ bị cảm lạnh do sự giãn nở của lỗ chân lông và da rất mỏng manh sau khi giác hơi. Việc chà xát có thể gây tổn thương và viêm da.
- Nếu da bị phồng rộp do giác hơi quá lâu, hãy xử lý kịp thời để tránh mài mòn và nhiễm trùng. Nếu da bị cháy, hãy phủ nó bằng khăn ướt ngay lập tức, chặn nguồn lửa kịp thời và xử lý theo vết bỏng da.
- Khi sử dụng giác hơi, hãy cẩn thận để không làm bỏng da. Lượng cồn nhúng vào bông phải ở mức vừa phải. Quá nhiều có thể dễ dàng nhỏ giọt trên da và gây bỏng.
- Làm nóng cốc trước cao hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ của cốc không được quá cao, để không làm bỏng da.
- Sau khi tất cả các dụng cụ được rút ra, phải liên tục quan sát phản ứng của bệnh nhân để xử lý và điều chỉnh kịp thời. Nếu lực hút quá lớn gây đau, không khí bên trong cốc cần được xì ra bớt đúng cách để giảm lực hút. Nếu lực hút quá nhỏ, áp suất âm không đủ, bạn có thể kéo nó ra một lần nữa sau khi rút cốc.
- Cốc lớn có lực hút mạnh, có thể ở trên da trong 5-10 phút mỗi lần, cốc trung bình có lực hút yếu hơn có thể ở trên da khoảng 10 - 15 phút, cốc nhỏ có lực hút thấp nhất, có thể ở trên da trong 15-20 phút.
Nguồn: Sina, Weibo, QQ và The Health