Năm 2020 là một năm khó khăn với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực thời trang nói riêng. Chẳng phải nói đến những dự án xa xôi bị đổ bể hay "treo" vô thời hạn, chỉ cần đi ngang qua con phố thời trang, không khó để bắt gặp thông báo nghỉ bán, thanh lý sang nhượng cửa hàng, đóng cửa,... Dường như khi nguồn thu giảm sút, sức khoẻ bị đe doạ, ăn diện không còn là thứ khiến người ta cái người ta quan tâm hàng đầu nữa.
Ấy thế mà có một start-up thời trang do 2 chàng trai Việt Nam đang sinh sống ở Phần Lan thực hiện vẫn tiếp tục duy trì, thậm chí ngày càng phát triển. Đó chính là Jesse Khánh Trần và Sơn Chu - hai nhà đồng sáng lập của thương hiệu Rens Original với những đôi giày được làm từ bã cafe và chai nhựa.
Khoảng cuối năm 2017, Khánh rủ Sơn… bỏ việc và cùng tạo ra Rens với mong muốn thay đổi thế giới bằng cách đem thời trang bền vững, bảo vệ môi trường đến với tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Nhưng phải đến mùa hè năm 2019, những đôi giày đầu tiên mới được tung ra thị trường. Và đến thời điểm hiện tại, hơn 1 năm rưỡi sau đó, những gì Khánh và Sơn đạt được không chỉ là hơn nửa triệu USD đầu tư trên Kickstarter, không chỉ là ghi tên mình vào danh sách Forbes 30 Under 30 năm 2020 của châu Âu - hạng mục Doanh nghiệp và xã hội mà còn là niềm tự hào của người Việt Nam ở Phần Lan, bản lĩnh Việt Nam ở châu Âu.
Hỏi Khánh Trần và Sơn Chu về hành trình đã trải qua có liều lĩnh, có lạc quan không, cả hai đều đồng thanh "Có". Họ từng phải nghe người khác nói mình quá mơ mộng, hão huyền, có cả rất nhiều, rất nhiều lần thất bại. Nhưng từ sâu bên trong Khánh và Sơn còn có một ý chí kiên cường, dám làm dám đương đầu mọi chuyện. Và như một lẽ tất yếu, kết quả họ đạt được không phải là điều kì diệu của tạo hoá hay may mắn mà là điều kì diệu đến từ bản lĩnh của chính họ.
Khánh Trần: Thay đổi rồi, hơn 1% đấy nhưng tụi mình không thể đưa ra con số cụ thể. Không phải không tính toán được mà vì nó nằm trong hợp đồng đầu tư nên không tiết lộ được.
Sơn Chu: Nói một cách tai nghe mắt thấy nhất là tụi mình bán được nhiều giày hơn, sản xuất nhiều hàng hơn, nhiều kho hàng ở các quốc gia khác nhau hơn,...
Khánh Trần: À. Thấy quá trời nước có Rens luôn, lâu lâu lại thấy.
Khánh Trần: Đúng rồi. Số lượng nhân viên nhiều hơn, hiện tại là 18 người. Trong năm nay dự tính tụi mình sẽ có khoảng 20 nhân viên. Văn phòng cũng hết chỗ nên tụi mình sắp chuyển sang một chỗ khác rộng rãi hơn.
Khánh Trần: Vẫn đang tiến triển khá tốt. Nếu đúng tiến độ, cuối năm nay sản phẩm mới sẽ ra mắt. Tụi mình đã bắt tay vào kế hoạch làm nhà máy sản xuất ở Việt Nam, không ở Trung Quốc nữa. Hiện tại đã có đối tác ở khâu sản xuất, cuối năm nay mình sẽ về Việt Nam thăm nhà máy, gặp gỡ đối tác. Còn khâu phân phối, tụi mình chưa quyết định dù có rất nhiều đơn vị ở Việt Nam muốn hợp tác để bán, phân phối trong các store hay trung tâm thương mại.
Sơn Chu: Lúc đầu tụi mình bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như bao doanh nghiệp khác. Đặc biệt quy mô của tụi mình còn ở toàn cầu nên việc vận chuyển hàng hoá bị ảnh hưởng rất nhiều, giá vận chuyển từ kho đến khách hàng rất cao. Nhưng hiện tại bên cạnh việc tình hình dịch bệnh ổn hơn thì tụi mình cũng đã có thêm nhà kho, 1 cái ở Mỹ, 1 cái ở Hong Kong, 1 cái ở Hà Lan và sắp tới sẽ có thêm mấy cái nữa, càng mở rộng ra thì sự ảnh hưởng xấu sẽ càng ít đi. Riêng tình hình ở Phần Lan khá ổn, không phải giãn cách, tụi mình chỉ chú ý các biện pháp bảo vệ thôi còn vẫn đi làm bình thường nên không gặp khó khăn gì.
Sơn Chu: Ồ, cái này tụi mình thấy nó không ảnh hưởng nhiều, nhu cầu của mọi người vẫn như thế và vẫn cứ mua thôi. Bình thường mọi người ra cửa hàng nhưng vì dịch bệnh thì ở nhà mua hàng online. Đó cũng chính là lý do khiến cho số đơn hàng mua qua mạng của tụi mình nhiều hơn hẳn trước đây.
Khánh Trần: Cố gắng chứ! Phải cố gắng nhiều.
Sơn Chu: À. Cái mình muốn nói là nhu cầu của thị trường không đi xuống thôi còn lúc nào cũng phải cố gắng để Rens nổi bật, trở nên đột phá hơn nữa. Ngoài ra tụi mình vẫn còn trẻ, vẫn còn nhiều thứ để làm mà thị trường này thì khốc liệt cạnh tranh lắm, không cố, không chiến đấu không được.
Khánh Trần: Công ty càng ngày càng lớn mà Khánh và Sơn còn rất trẻ, mình 28 tuổi và Sơn mới 24, không có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh hay thâm niên phát triển công ty. Thế nên 2 tụi mình với tư cách lãnh đạo công ty phải luôn luôn học cái mới. Nghe có vẻ hay ho nhưng đến lúc làm mới thấy khó, rất nhiều khó khăn. Tụi mình cần phải biết hết mọi thứ, từ những chiến dịch Marketing rất lớn rồi quản lý tài chính,...
Khánh Trần: Đó cũng chính là lý do tại sao tụi mình tạo ra Rens. Tụi mình nhận thấy lĩnh vực bảo vệ môi trường trong thời trang, hay còn được biết đến là ngành sustainable fashion (thời trang bền vững) chưa đến được nhiều tầng lớp trong xã hội, chỉ có những người giàu, tầng lớp trên của xã hội mới có đủ điều kiện. Ở Việt Nam cũng vậy, những người học nhiều, có tiền họ quan tâm đến những vấn đề này hơn nên tụi mình muốn mang sustainable fashion đến cho nhiều người hơn, cho tất cả mọi người khác nhau. Thế nên tụi mình không chỉ muốn Rens rất cool, phù hợp với giới trẻ mà còn có giá thành cạnh tranh so với những ông lớn khác. Không khó để nhận thấy sản phẩm của họ chất lượng rất bình thường nhưng giá thành lại rất mắc, mắc hơn của Rens rất nhiều.
Sơn Chu: Mình nghĩ bản lĩnh nhiều hơn là liều lĩnh. Ban đầu bọn mình là liều lĩnh vì lúc đó chưa có gì. Nhưng hiện tại bọn mình đã khá vững rồi, quy mô lớn hơn, phải làm nhiều hơn đồng nghĩa cũng tự tin hơn, cẩn thận hơn nên cần nhiều bản lĩnh hơn. Bây giờ liều không ăn nhiều được đâu, tiêu đấy!
Khánh Trần: Thực ra nếu cần con số cụ thể thì có lẽ là 90% bản lĩnh, 5% liều lĩnh và 5% may mắn.
Khánh Trần: Mình thấy chuyện này nó giống như xu hướng, khi có trend thì mọi người cứ đi theo nhưng rồi cũng có lúc hết trend thôi. Còn có những người có điều gì đó thực sự đặc biệt, phục vụ được cho thị trường thì họ sẽ luôn đứng vững, bất kể bao nhiêu tuổi, già hay trẻ. Nhưng theo quan sát của bản thân, mình thấy những người lớn tuổi hơn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, khả năng thành công nhiều hơn. Còn người trẻ như mình với Sơn, tụi mình còn hạn chế trong kiến thức, kinh nghiệm, càng lên cao lại càng thấy cái hạn chế rõ ràng.
Sơn Chu: Những năm gần đây đúng là có xu hướng start-up thật. Dù start-up đã có từ lâu rồi, nhiều người làm rồi nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, nó mới được vinh quang hoá, được tung hô. Điều này khiến cho người trẻ nhận thông tin về các start-up với những thứ phần thưởng như nhiều tiền, có phong cách sống thoải mái, tự do,... Và thế là họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi làm liều.
Khánh Trần: Theo mình, chỉ cần 1-2 người thành công thực sự (không phải chém gió trên mạng) trong số 100 người trẻ start-up thì sẽ được truyền thông chú ý, chia sẻ, tung hô thành 1 câu chuyện rất hay. Trong khi nếu có 20/100 người khởi nghiệp ở độ tuổi 40 - 50 thành công và bán công ty được mấy trăm triệu đô đi, người ta lại thấy nó bình thường chỉ vì bạn 40 - 50 tuổi rồi. Khi bạn dưới 30 tuổi, bạn làm được điều đó sẽ rất đặc biệt, được nhiều người chú ý, được thần tượng hoá lên. Chứ thực ra tỷ lệ thành công của những người nhiều tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn sẽ cao hơn.
Cả hai: Có chứ!
Sơn Chu: Bọn mình bắt đầu Rens từ vị trí của những người làm sáng chế chứ không phải dân kinh doanh. Còn sau này để phát triển, để thành công thì phải có tiền chứ. Tiền rất quan trọng, là công cụ cho sự lớn mạnh của Rens, là xương máu luôn đấy nhưng không phải mục đích ban đầu của tụi mình khi tạo ra Rens.
Khánh Trần: Cái này giống như trong chuyện trai gái đôi lứa yêu nhau. Tiền không phải là thứ quan trọng nhất nhưng không có tiền chắc chắn sẽ đau khổ, thậm chí còn toang.
Khánh Trần: Gia đình của tụi mình là gia đình với nền văn hoá Á Đông.
Sơn Chu: Tức là tụi mình thân thiết nhau, đem lại cảm giác an toàn và tin tưởng cho nhau. Còn trong gia đình bạn, bố mẹ bạn có bao giờ mắng bạn không? Có đúng không? Rens cũng vậy. Các bạn nhân viên của tụi mình hoàn toàn có thể mắc lỗi, các bạn ấy còn rất trẻ nữa nên tụi mình chấp nhận chuyện đó. Tụi mình cũng có mắng, có phạt nhưng cũng có động viên, có phần thưởng và mọi thứ diễn ra rất thẳng thắn.
Khánh Trần: Không biết bạn sao chứ hồi còn nhỏ, mình hay cãi bố mẹ lắm. Gia đình thực tế là như thế đó. Không có gia đình nào mà suốt ngày nắm tay nhau đi dạo công viên này nọ đâu, gia đình là cãi nhau rất nhiều nhưng cũng chia sẻ rất nhiều.
Khánh Trần: Không hề nha.
Sơn Chu: Các công ty khác ra sao thì mình không rõ nhưng công ty mình, mọi người, kể cả mình và Khánh, nếu làm sai nhân viên đều có thể thẳng thắn chỉ trích và ngược lại.
Khánh Trần: Có 1 sự thật là tụi mình chưa bao giờ thuê bạn bè cả hai về làm cùng hết. Tụi mình post nhu cầu lên mạng, 1 vị trí thường có khoảng 200 - 300 người ứng tuyển. Từ đó tụi mình sẽ phỏng vấn khoảng 10 - 15 người rồi chọn 2-3 người đến văn phòng thử việc và từ đó chỉ chọn 1 người.
Sơn Chu: Khi chọn được người rồi, bên cạnh năng lực cái mà tụi mình để ý nhất là họ có cái máu lửa mà mình muốn không. Nhiệm vụ của tụi mình chính là truyền cảm hứng, duy trì cái máu lửa đó.
Cả hai: Nhiều. Nhiều lắm.
Sơn Chu: Ví dụ như mình chẳng hạn. Background của mình là dân công nghệ nên khi biết mình có ý tưởng làm công ty giày, bạn mình nói thẳng những câu như: "Mày dở hơi à", "Chắc chắn fail", "Tự nhiên làm cái này làm gì, lương đang ok",... Nhưng mình làm vì đam mê, như cái mục đích mình bảo từ đầu không phải vì tiền đó nên cứ tập trung vào công việc của mình thôi, fail thì mình làm lại từ đầu, dùng cái fail đấy để học, để làm tốt lên.
Khánh Trần: Khánh nè, Khánh bị vợ chưa cưới bỏ nè. Bạn ấy rất tốt mà mình start up rồi bận quá, không có thời gian chăm lo cho mối quan hệ. Bạn ấy yêu mình từ khi mình còn nghèo, còn xấu trai lại là dân nhập cư,... Tức là người ta quen mình không phải vì tiền, vì nhan sắc hay gì và đến bây giờ mình vẫn chưa gặp được ai tốt như bạn ấy. Nói chung mình thấy hơi tiếc và áy náy lắm.
Sơn Chu: Những sai lầm trong công việc của tụi mình nhiều lắm. Ban đầu tụi mình rất ngây thơ, không biết nhiều, nhìn thấy người ta làm bước này và thành công nên copy bước đó. Đó là sai lầm của tụi mình bởi thực tế, tụi mình làm trong 1 môi trường khác với 1 lợi thế khác. Thế nên đáng lẽ phải tận dụng, phát huy những cái mình có thì tụi mình lại đi copy. Nếu lúc đó tụi mình có kinh nghiệm hơn, tự tin hơn thì bây giờ đã thành công hơn, phát triển nhanh hơn. Còn chuyện yêu đương của mình thì bình thường, mình và bạn gái yêu từ trước khi bắt đầu Rens và đến giờ vẫn yêu.
Khánh Trần: Sai ở đâu phải sửa ở đó. Nếu thị trường cho mình cơ hội sửa, khách hàng vẫn tin vào sản phẩm thì đó là may mắn của mình còn sai mà không được sửa là tiêu rồi.
Cả hai: Ồ. Mỗi ngày.
Khánh Trần: Không. Không hề nha. Đó chính xác là tranh luận chứ không phải cãi lộn.
Sơn Chu: Cãi nhau là không tốt, mình thấy không nên chứ không phải bản lĩnh gì. Bản thân bọn mình cãi lộn là ở cấp độ Co-founder, không bao giờ để xảy ra chuyện cãi lộn với nhân viên. Nhân viên là cấp dưới của mình mà, đưa ra ý kiến được chứ nếu cãi lộn là ngang hàng rồi. Tụi mình cũng không thể nóng nảy được, khi có chuyện gì không hiểu ý nhau, phải nói thẳng ra một cách bình tĩnh.
Khánh Trần: Còn tranh luận là một hoạt động cực kì hiển nhiên và phổ biến ở công ty mình. Vì dù tụi mình có làm lãnh đạo thì cũng không thể biết hết mọi thứ được, lúc đó sẽ cần sự đóng góp và tranh luận của nhân viên, rất nhiều thứ bọn mình có được ngày hôm nay là nhờ nhân viên. Đại loại môi trường tranh luận rất tốt nhưng như Sơn nói, phải giữ bình tĩnh bởi khi tranh luận, người ta sẽ càng ngày càng nóng lên để bảo vệ quan điểm của mình.
Sơn Chu: Phải bản lĩnh mới giữ bình tĩnh được.
Khánh Trần: Cái đó đòi hỏi sự tập luyện nữa. Bản thân mình nhiều lúc cũng không giữ được bình tĩnh nên phải cố gắng nhiều.
Khánh Trần: Mình thấy bản thân có rất nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm lớn nhất cũng là đặc biệt nhất ở mình là không được thấu hiểu cho lắm, cách làm việc hơi vô tình.
Điều này do tính chất công việc của mình là phải lo liệu bên ngoài như nhà đầu tư, đối tác,... Sự vô tình sẽ giúp cho công việc khá nhiều vì họ không phải gia đình, không cho mình cơ hội sửa sai lầm mà lại cố gắng tìm ra sơ hở của mình để "triệt tiêu" nên phải tập trung, rất căng. Nhưng ở trong công ty và cũng là trong gia đình, điều này nó không được hợp lý nên mình cần phải cố gắng nhiều hơn.
Khánh Trần: Đó. Vừa nói nãy xong. *cười*
Khánh Trần: Phần lớn thời gian mình thấy xứng đáng nhưng có một vài ngày mình cũng hơi buồn. Ngoài ra tụi mình đánh đổi đời sống cá nhân rất nhiều. Không biết các start-up khác thì sao chứ tụi mình ngày nào cũng đi làm từ sáng tới khuya. Thế nên cho dù rất yêu công việc nhưng thỉnh thoảng cũng thấy buồn.
Khánh Trần: Không. Không bao giờ. Vì chuyện đã rồi thì cứ thế đi tiếp thôi, phóng lao phải theo lao.
Khánh Trần: Lúc đó mình thấy học chán. Mình học trường đó từ cử nhân lên Thạc sĩ, khi còn là sinh viên thành tích chói loà bao nhiêu thì học Thạc sĩ bết bát bấy nhiêu. Lý do một phần là khi đó mình đi làm và bận, ngoài ra lớp đại học của mình cũng thay đổi nên đi học không còn vui như trước.
Hiện tại trường cũ cũng mời mình đi dạy, nói chuyện với sinh viên các thứ nhưng không biết mình đã từng nghỉ ngang việc học ở trường.
Sơn Chu: Không. Mình với Khánh làm việc với nhau mà.
Khánh Trần: Nói nhỏ chứ nãy nó định bùng.
Sơn Chu: Còn về mặt truyền thông, mình chưa quan tâm đến brand của bản thân. Khi nào mình quan tâm đến brand của bản thân thì mới sợ bị lép vế thôi còn hiện tại thì sao cũng được, chỉ cần brand thành công.
Khánh Trần: Tụi mình có hợp đồng kĩ càng và chi tiết lắm. Nói chung những vấn đề về tiền bạc, quản lý và vị trí trong công ty thì tụi mình đều rõ ràng ngay từ đầu. Đó cũng là lý do giúp tụi mình làm được đến bây giờ.
Sơn Chu: Không rõ ràng về giấy tờ, tiền bạc mới dễ lung lay.
Khánh Trần: Đó là sẵn sàng đương đầu. Dù có gặp bao nhiêu thất bại hay lỗi lầm, tụi mình cũng đều sẽ giải quyết được nếu làm cùng nhau.
Sơn Chu: Bản lĩnh dẫn đầu. Một công ty đã đến ngưỡng này rồi, để đi lên nữa thì trọng trách và vai trò của tụi mình chỉ có thể là đứng đầu thôi. Tụi mình không chỉ làm cho bản thân mà còn có trách nhiệm với nhiều nhân viên nữa nên dù sao cũng phải làm tốt chức năng đó. Từ thấu hiểu, lắng nghe, thẳng thắn, biến công ty thành một gia đình, thuê được người giỏi, biết cách dùng người giỏi,... tất cả những cái đó, tụi mình đều phải làm tốt.
Với nỗ lực đem những giá trị tích cực tới cộng đồng, hành trình Road to WeChoice 2020 với sự đồng hành của Tiger Beer đã bắt đầu. Với nhiều nhân vật và câu chuyện khác nhau, nhưng tất cả đều chung một mục đích, là mang lại niềm cảm hứng sống tích cực và bản lĩnh đương đầu trước bất kỳ thử thách nào để một lần nữa tạo nên những diệu kỳ bản lĩnh Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi lan tỏa những giá trị này bằng cách chia sẻ câu chuyện của bạn ngay hôm nay nhé!
Truy cập Road to WeChoice 2020 để gửi câu chuyện của bạn về cho chúng tôi.