Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 "ông lớn" đè bẹp hay là "kẻ thay đổi cục diện" trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy?

Khánh Tùng, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 17/02/2020

Với sức ảnh hưởng như hiện tại, Kpop đang trở thành "miếng mồi béo bở" cho bất kỳ một doanh nghiệp nào, và Spotify cũng không nằm ngoài cuộc chơi.

Mới đây, nền tảng stream nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới Spotify, xác nhận đang có kế hoạch mở văn phòng chi nhánh tại Gangnam, Seoul và có màn ra mắt chính thức tại thị trường Hàn Quốc trong năm nay, sau khi vấn đề tiền bản quyền được thu xếp.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 1.

Spotify sẽ đổ bộ Hàn Quốc trong thời gian tới

Nếu là một "fan cứng" của việc thưởng thức âm nhạc từ các quốc gia trên toàn thế giới, Spotify hẳn sẽ không còn xa lạ với bạn. Tuy nhiên, điều này đối với cư dân Hàn lại khá lạ lẫm, do từ trước tới nay gu âm nhạc của người dân nơi đây khác biệt khá nhiều so với fan quốc tế, và đặc biệt là sự "ngự trị" của 5 "ông lớn" trên mặt trận nhạc số gồm BXH Melon, Genie Music, Flo, Bugs và Soribada nằm trong hệ thống iChart. Đây là 5 BXH quen thuộc đối với người dân yêu nhạc tại xứ củ sâm. Nhưng nay, liệu việc Spotify xuất hiện có làm thay đổi cục diện cuộc chơi?

Spotify có ưu thế vượt trội về chi phí, số lượng và chất lượng bài hát so với các trang nghe nhạc Hàn Quốc

Điểm chung của Spotify và 5 trang BXH Hàn Quốc là đều yêu cầu người hâm mộ trả phí, nhưng mức độ chênh lệch là khá lớn. Đơn cử như với Melon, người hâm mộ sẽ phải chi trả khoảng 300 nghìn đồng một tháng để có thể đăng ký tài khoản và sử dụng, chưa kể đến việc mỗi một bài hát phải mua riêng. Trong khi đó, một tài khoản Spotify chỉ tốn 59 nghìn đồng để có thể nâng cấp thành Premium và giúp người dùng trải nghiệm được ứng dụng mà không cần phải bỏ ra thêm một khoản tiền nào.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 2.

Melon yêu cầu người dùng trả 300.000VND/tháng, chưa kể việc mua bài hát vẫn mất thêm phí

Ngoài ra, số lượng bài hát trên những trang nghe nhạc của Hàn Quốc bị giới hạn khá nhiều, điều sẽ không có khi sử dụng Spotify. Hơn nữa, âm nhạc trên Spotify đều là nhạc có bản quyền, điều này đồng nghĩa với việc khi người dùng trả tiền để nghe nhạc và stream nhạc cho nghệ sĩ tức là tôn trọng chất xám, ủng hộ nghệ sĩ một cách thiết thực. Ngược lại, trên các trang nghe nhạc trực tuyến của Hàn Quốc, dù các ca khúc tiếng Hàn có thể có bản quyền, nhưng nhiều ca khúc nước ngoài được đăng tải một cách không chính thống, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề bản quyền và tôn trọng chất xám của người làm nhạc.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 3.

Nhạc được đăng tải trên Spotify là nhạc bản quyền tuyệt đối, nhằm bảo đảm chất xám của nghệ sĩ

Đặc biệt, chất lượng âm thanh trên Spotify hỗ trợ ở mức 320kps dành cho người dùng Premium và 96Kbps, 160Kbps dành cho người không dùng Premium. Dù chất lượng âm thanh không phải yếu tố tối quan trọng, do đa số lượng người nghe đều không có yêu cầu quá cao về điều này, tuy nhiên đây vẫn là điểm cộng đáng kể, bên cạnh những ưu điểm vượt trội trước của Spotify. Chưa kể nền tảng streaming này vốn được khen ngợi nhờ thuật toán gợi ý bài hát thông minh, có thể đưa ra playlist gợi ý dựa trên thói quen nghe nhạc hàng ngày, gợi ý nhạc theo thời tiết,... Vì vậy, khoản tiền 59.000VND/tháng, trung bình khoảng 2000VND/ngày là mức chi trả "đáng đồng tiền bát gạo" để thưởng thức dịch vụ trên Spotify.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 4.

Thuật toán gợi ý thông minh của Spotify cho thấy đây là nền tảng đáng chi trả để sử dụng

Spotify có gây ảnh hưởng đến kết quả các lễ trao giải cuối năm?

Một trong những lợi thế của các BXH nước nhà tại Hàn Quốc, đó là việc một số BXH sẽ tổ chức những lễ trao giải cuối năm của riêng mình, mà đa số đều khá uy tín và lâu đời. Melon là một ví dụ điển hình, khi Melon Music Awards là một trong sự kiện âm nhạc được mong đợi nhất dịp cuối năm. Mnet dù đã bị "khai tử" khỏi hệ thống tính điểm của iChart, nhưng lễ trao giải Mnet Asia Music Awards (MAMA) vẫn là sự kiện đình đám vinh danh nghệ sĩ được nhiều fan quan tâm.

Các BXH đóng vai trò chủ chốt trong nhiều lễ trao giải uy tín cuối năm tại Hàn Quốc

Quy tắc tính điểm và trao giải tại các giải thưởng cuối năm này bao gồm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thành tích nhạc số trên các BXH đóng vai trò rất lớn. Chính vì vậy, việc Spotify xuất hiện có thể ảnh hưởng ít nhiều tới thành tích của nghệ sĩ trên các BXH chính thống, khi nền tảng này sắp tới sẽ không chỉ là "sân chơi" của fan quốc tế mà có cả người hâm mộ tại chính quê nhà Hàn Quốc.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 6.

Spotify có thể ảnh hưởng tới việc tính điểm trong các lễ trao giải cuối năm

Có giả thuyết cho rằng, Spotify sẽ được tính vào hệ thống iChart để xét điểm đạt chứng nhận All-kill, Certified All-kill (CAK) hay Perfect All-kill (PAK). Nhưng nhìn vào thực tế cách tính điểm của Spotify so với các BXH Hàn Quốc thì điều này gần như không có nhiều tiềm vì tồn tại nhiều khác biệt. Vì vậy, khả năng cao việc Spotify chính thức ra mắt tại Hàn Quốc sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính điểm thành tích cho nghệ sĩ khi xét các chứng nhận nhạc số cũng như lễ trao giải cuối năm.

Liệu 5 "ông lớn" quyền lực thuộc iChart có đứng nhìn doanh thu 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy?

Dù sở hữu nhiều ưu điểm tối ưu so với những nền tảng nghe nhạc trực tuyến tại Hàn Quốc, nhưng công cuộc chinh phục người dân nơi đây hoàn toàn không hề "trải hoa hồng". Melon, Genie Music, Flo, Bugs và Soribada đều là những trang nghe nhạc lâu đời và uy tín tại Hàn Quốc. Vì vậy trước hết, để người dân thay đổi thói quen sử dụng, chấp nhận với một nền tảng mới trong khi họ đã có... 5 nền tảng cũ, chưa kể Mnet và Naver Music dù đã bị "khai tử" khỏi iChart nhưng vẫn là một nơi có thể nghe nhạc khá ổn, thì việc Spotify cần đưa ra những tiện ích tối ưu cho người dùng tại Hàn là điều vô cùng quan trọng.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 7.

Spotify cần thay đổi thói quen sử dụng của người nghe nhạc tại Hàn Quốc bằng những dịch vụ tối ưu

Không chỉ thuyết phục người nghe, Spotify còn cần phải vượt qua được những rào cản từ chính những đối thủ trực tiếp của mình, là những "ông lớn" quyền lực thuộc iChart. Chắc chắn những tập đoàn đứng sau những trang nhạc số này sẽ không khoanh tay đứng nhìn để Spotify ngang nhiên "tung hoành", nhất là khi doanh thu đến từ việc người dân Hàn Quốc chi trả cho nhạc số lên tới hơn 1000 tỷ won mỗi năm. Một khoản tiền khổng lồ như vậy chắc chắn sẽ không thể bị dễ dàng chia sẻ cho một đối thủ mới là Spotify. Dù chưa biết các "ma cũ" sẽ làm gì "ma mới", nhưng khả năng cao Spotify cũng sẽ không thể "bách chiến bách thắng" dễ dàng khi phải đấu chọi lại thế lực từ những BXH lâu đời.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 8.

iChart chắc chắn không để yên cho Spotify "lộng hành"

Spotify và chiến thuật khôn ngoan trong cuộc đấu không cân sức 1 chọi 5

Dù ngay từ đầu, cuộc chiến cùng các BXH truyền thống đã không cân sức, nhưng Spotify cũng "không phải dạng vừa" khi sở hữu nhiều lợi thế. Ngoài những ưu điểm kể trên, với tư cách là nền tảng streaming lớn nhất thế giới, "ông lớn" này chắc chắn sở hữu đủ kinh nghiệm "chinh chiến" tại những quốc gia khó nhằn như Hàn Quốc. Những rủi ro về việc có thể sẽ bị hạn chế bởi những nền tảng cũ không nằm ngoài khả năng đã được lường trước bởi những nhà đầu tư Spotify. Chắc chắn tập đoàn khổng lồ này cũng đã chuẩn bị đầy đủ để "đối phó" với những "yêu sách" có thể có tới từ các đối thủ của mình. Chẳng vậy mà phải đợi tới tận bây giờ, khi đã đổ bộ thành công rất nhiều quốc gia tiềm năng, Spotify mới lăm le thị trường Hàn Quốc vốn nổi tiếng hùng mạnh trong lĩnh vực giải trí.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 9.

Spotify chọn thời điểm vàng để tấn công thị trường Hàn Quốc

Thời điểm bây giờ là thời điểm vàng để Spotify chinh phục Hàn Quốc còn bởi vì nền công nghiệp Kpop hiện đang bành trướng mạnh mẽ trên toàn cầu. Những công ty giải trí Hàn Quốc, và thậm chí ngay cả chính người dân nơi đây đều mong muốn âm nhạc, "màu cờ sắc áo" của quê hương sẽ còn lan rộng mạnh mẽ hơn nữa, và Spotify chính là công cụ hoàn hảo để hiện thực hóa điều đó. Spotify thâm nhập thị trường Hàn Quốc sẽ thu về lợi nhuận khổng lồ, người dân Hàn Quốc sử dụng Spotify góp phần quảng bá hình ảnh nước nhà ra thế giới, đặc biệt khi Hàn Quốc vốn đã sở hữu hai ngôi sao "sừng sỏ" trên mặt trận Spotify là BTS và BLACKPINK cùng hàng loạt những tên tuổi khác.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 10.

BTS...

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 11.

...BLACKPINK đều là hai cái tên "sừng sỏ" của Kpop trên mặt trận Spotify

Việc cả đôi bên cùng có lợi như vậy, chẳng phải là mối đe dọa cho những "ông lớn" trực thuộc iChart hay sao? Cách tính điểm khắt khe, giao diện không thân thiện với người hâm mộ quốc tế, nhạc không phải tất cả đều có bản quyền,... chừng ấy sự lạc hậu đủ để khiến các BXH này dễ dàng "đuối sức" trong cuộc đua tưởng không khó mà khó không tưởng này.

Spotify đổ bộ Hàn Quốc: nguy cơ bị 5 ông lớn đè bẹp hay là kẻ thay đổi cục diện trên mặt trận nhạc số, món hời khổng lồ 1 nghìn tỷ won bị chia năm xẻ bảy? - Ảnh 12.

Cách tính điểm khắt khe, giao diện thiếu thân thiện với fan quốc tế,... là những điểm trừ của iChart

Tạm kết

Dù chưa thể biết được tương lai các BXH sẽ như thế nào, kết quả của "trận chiến" cam go này sẽ ra sao, nhưng không thể phủ nhận mỗi bên đều sở hữu những lợi thế riêng khó thay thế. Kết quả còn phụ thuộc vào yếu tố người dùng, việc Spotify tính toán thời điểm kỹ lưỡng để ra mắt tại xứ củ sâm, tránh những rủi ro không đáng có. Một nhân tố mới mẻ đầy tiềm năng như Spotify cũng khiến vị trí độc tôn của các BXH lung lay, khiến các "ông lớn" phải xem xét lại hệ thống của mình, không ngừng cập nhật và cải tiến nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về việc Spotify đổ bộ Hàn Quốc?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.