Những "thánh địa" trong các kỳ World Cup (Phần 1)

Mật Ong, Theo 00:00 28/12/2010
Chia sẻ

Thánh địa Maracana (Brazil) hay Wembley (Anh) luôn là một phần lịch sử của các kỳ World Cup, hãy cùng xem những sân vận động này có gì "hot" nhé!<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

1. Sân Estadio Centenario (Uruguay - World Cup 1930)

Sân Centenario chính là SVĐ có được vinh dự tổ chức vòng chung kết bóng đá thế giới lần đầu tiên trong lịch sử. Trong trận chung kết lịch sử năm đó, 93.000 cổ động viên đã chen chúc nhau ngồi chật kín những khán đài để chứng kiến giây phút đội tuyển Uruguay đánh bại đội bóng láng giềng Argentina 4-2, qua đó Uruguay đã trở thành quốc gia đầu tiên lên “đỉnh” thế giới.

Xưa...
 
...và nay.
 
2. Sân Maracana (Brazil – World Cup 1950)

Có lẽ rất ít fan hâm mộ bóng đá biết được cái tên “cúng cơm” của sân vận động khổng lồ này là Estadio Jornalista Mario Filho, đặt theo tên của một phóng viên nổi tiếng, người đã đấu tranh để xây dựng SVĐ lịch sử này
 
Hình ảnh sân vận động "khủng long" Maracana trong quá trình xây dựng hồi những năm... 50 của thế kỉ trước.
 
Khánh thành năm 1950, khi World Cup được tổ chức ở Brazil, Maracana đã từng đón tiếp khoảng 200.000 CĐV tới sân cổ vũ (nhiều nhất thế giới). Ngày 16/7/1950, 199.854 khán giả đã đến sân Maracanã Municipal để theo dõi trận chung kết World Cup 1950 giữa hai đội Brazil và Uruguay (con số khán giả này cũng là số kỷ lục của một sự kiện thể thao từ xưa đến nay). Tuy nhiên, từng đó người đã phải thất vọng tràn trề bởi Brazil đã gục ngã dưới “gót giày” của các cầu thủ Uruguay.
 
 
Và tại thời điểm hiện tại.
 
3. Sân Wembley (Anh – World Cup 1966)

Sân vận động Wembley được xây dựng và hoàn thành vào năm 1923 với mục đích ban đầu chỉ là để tổ chức… một triển lãm “hoành tráng” nhằm khoe khoang tài sản và quyền lực của đế quốc Anh. Sau này, tại kỳ World Cup 1966 tại nước Anh, Wembley được vinh dự tổ chức trận chung kết giữa đội chủ nhà Anh và Đức. Chỉ có “vỏn vẹn” 100.000 khán giả ngồi chật kín sân để chứng kiến giờ phút đăng quang của đội tuyển Anh, sau khi đội tuyển chủ nhà vượt qua đội tuyển Đức để giành Cúp vàng thế giới đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm ngày.
 
Sân Wembley cũ.
 
Và sau khi được xây mới hoàn toàn.

4. Sân Olympic (Tây Đức – World Cup 1974)

Sân Olympic tại thành phố Munich được chính thức hoàn thành vào năm 1972 với mục đích nhằm “loại bỏ” một sân vận động nổi tiếng khác do Đức quốc xã xây dựng, sân Olympic ở thủ đô Berlin. Trước khi phục vụ World Cup 1974, sân vận động này chình là nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè Munich 1972. Sân vận động này cũng chính là nơi đội tuyển Đức đã đánh bại “cơn lốc màu da cam”, đội tuyển Hà Lan để giành chức vô địch World Cup 1974 ngay trên sân nhà.

5. Estadio Monumental (Argentina – World Cup 1978)

Sân vận động Estadio Monumental là nơi đội tuyển bóng đá Argentina đã đánh bại đội tuyển Hà Lan với tỷ số 3-1 để giành chức vô địch World Cup 1978, vòng chung kết được tổ chức ngay trên sân nhà của đội tuyển Argentina. Mặc dù chỉ có sức chứa thuộc dạng trung bình (51.081 chỗ ngồi), thánh địa Monumental lại nổi tiếng bởi sự hâm mộ cuồng nhiệt từ đám đông CĐV. Người ta ước tính những tiếng “gầm thét” từ các khán đài có thể nghe rõ từ khoảng cách… 2 km.

 
6. Estadio Azteca (Mexico – World Cup 1986)

Công trình kiến trúc khổng lồ này được đặt ở ngoại ô thành phố Mexico City, đây chính là  “sân khấu chính” của bóng đá thế giới trong cả hai kỳ World Cup 1970 và 1986. Nơi đây chính là nơi đã diễn ra trận đấu được mệnh danh là “trận đấu của thế kỷ” ( đội tuyển Ý đã hạ gục Tây Đức với tỷ số 4-3 trong trận bán kết World Cup 1970). Cũng tại sân vận động này , Diego Maradona, đã ghi được một bàn thắng nổi tiếng từ một pha chơi bóng bằng tay và sau này được mệnh danh là “bàn tay của Chúa”.
 
 
7. Sân San Siro (Italia – World Cup 1990)

Sân vận động  “của chung” của 2 gã khổng lồ thành Milano thực chất có tận…2 cái tên, Giuseppe Meazza (khi Inter Milan thi đấu) và San Siro (khi AC Milan thi đấu). Đây cũng là  một trong những SVĐ đầu tiên trên thế giới được xây dựng để dành riêng cho bóng đá. Sân vận động này đã qua nhiều đợt tu sửa, và “khủng nhất”  chính là việc chính phủ Italia đã chi tới 60 triệu đô la Mỹ (một con số khủng khiếp lúc bấy giờ) để cải tạo thánh địa San Siro nhằm phục vụ cho World Cup 1990.
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày