Sân vận động Osaka, Nhật Bản
Sân vận động xưa nay còn đâu...
Sân vận động Osaka tại Nhật Bản trước kia là sân nhà của đội bóng chày Nankai Hawks, được đặt tại trung tâm thành phố Osaka với sức chứa 31.379 người. Năm 1988, công ty sở hữu đội Hawks bán đội bóng này lại cho Daiei Group và chuyển tới thành phố Fukuoka. Sân vận động Osaka này không còn được sử dụng để thi đấu bóng chày nữa. Sau này, nó được chuyển mục đích để làm nơi triển lãm trưng bày các kiểu nhà mẫu. Sân vận động không còn nữa, mà thay vào đó là các trung tâm mua sắm mọc lên ngay chính giữa sân vận động cũ.
Công viên thể thao Cocodrilos
Thi đấu ngoài trời, ngay tại... lề đường!
Đây là một sân vận động đa năng ở Caracas, Venezuela. Hiện tại, nó được chủ yếu dùng cho các trận đấu bóng đá, là sân nhà không chính thức của CLB Caracas. Sân vận động này có thể đón tiếp 3.000 cổ động viên và nằm… ngay cạnh một con đường cao tốc!
Sân vận động tại Braga, Bồ Đào Nha
Nằm tại Braga, đây là một trong những sân vận động “đắt” nhất và cũng kỳ lạ nhất ở Bồ Đào Nha. Việc xây dựng sân vận động trên một khối đá khổng lồ như vậy đã tiêu tốn 122 triệu đô la! Nhiều du khách từng đến tham quan, chiêm ngưỡng sân vận động này đều nhận xét đây là một trong những sân bóng độc đáo và đẹp nhất họ từng thấy!
Sân vận động Gospin Dolac, Croatia
Thi đấu ngay bên thác nước khổng lồ cũng thú vị đấy chứ?
Gospin Dolac là một sân vận động kỳ lạ nằm ở Imotski, Croatia. Được xây dựng vào năm 1989, nơi đây là sân nhà của đội bóng đá Imotski. Với sức chứa vỏn vẹn 4.000 khán giả, sự độc đáo của sân vận động này chính là nó nằm ngay sát cạnh một thác nước khổng lồ cao 500m!
Sân vận động Janguito Malucelli, Brazil
Khán đài "xanh".
Janguito Malucelli là một sân vận động sinh thái “hiếm thấy” trên thế giới được xây dựng ở Brazil. Sân vận động này nổi tiếng vì đã trở thành công trình lớn đầu tiên trong “Chiến dịch xanh” của quốc gia Brazil. Các ghế ngồi được xây dựng giữa vùng cỏ xanh mát, gỗ được sử dụng cũng là gỗ tái chế, và tất nhiên, không có một chút vật liệu nào gây ô nhiễm môi trường hay tàn phá thiên nhiên được sử dụng ở đây.
Khu ghế ngồi của các cầu thủ cũng “xanh”.
Sân vận động ở Na Uy
Giữa biển khơi!
Quần đảo Faroe nằm ở giữa biển Na Uy và phía bắc của biển Đại Tây Dương. Đội tuyển bóng đá quốc gia Na Uy thường sử dụng sân vận động nằm ngay cạnh đại dương này để thi đấu với các đội bóng khác trong châu Âu. Thậm chí có riêng một đội những người đi thuyền xung quanh sân bóng chỉ làm nhiệm vụ nhặt các quả bóng bị đá rơi xuống biển trong trận đấu.
Sân vận động ở vịnh Marina, Singapore
Sân vận động vịnh Marina, Singapore được xây dựng chủ yếu từ thép. Mặt sân nổi trên mặt nước có kích thước khoảng 119 x 82 mét. Sức chịu đựng của sân có thể lên tới 1.070 tấn, tương đương với khoảng 9.000 người, 200 tấn đạo cụ sân khấu và 30 tấn các loại xe quân sự. Sức chứa của sân là 30.000 người.
Sân nhà của CLB Aalesund, Na Uy
Sân vận động một thời rất lạ mắt với phần khán đài là…cả một ngọn đồi! Tuy nhiên, đội bóng Aalesund này đã rời bỏ sân nhà này và chuyển đến một sân vận động khác mới hơn, hiện đại hơn, và không “kỳ lạ” như “ngôi nhà cũ” này.
Sân vận động…giữa đường
Và có lẽ…giành chiến thắng trong cuộc thi đấu “kỳ quặc” này chính là một sân vận động bên đường ở Ukraine! Tuy nhiên, trọng lực sẽ không ủng hộ bất kỳ đội bóng nào chơi trên sân vận động này! Hiện tại chúng tớ chưa có thêm bất kỳ thông tin nào về sân bóng này cũng như liệu đây có phải là sân nhà của bất kỳ đội bóng nào không, nhưng chắc chắn rằng, nếu có, thì đây sẽ là một cảnh ngoạn mục, thú vị, dành cho những… người đi đường bên cạnh.