Sợ ung thư thì đừng ăn nhiều 4 thứ này: Dùng ít mỗi ngày, tế bào bệnh tật gặp bạn cũng phải “đi đường vòng”

Phạm Trang, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 19:06 26/11/2024
Chia sẻ

Duy trì thói quen ăn uống tốt mỗi ngày là cách để ung thư gặp bạn cũng phải tránh xa.

Những thói quen ăn uống "nuôi dưỡng" tế bào ung thư

1. Ăn nhiều đồ nướng, chiên rán

Một khảo sát cho thấy những người thường xuyên ăn những đồ dầu mỡ qua chiên rán có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4,22 lần so với người bình thường. Điều này chủ yếu do thực phẩm khi ăn thực phẩm được chiên rán, nướng ở nhiệt độ cao có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhiều lần có thể gây ung thư.

Đồng thời, khi làm nóng thịt ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, đặc biệt đối với phương pháp nướng hoặc chiên sẽ sản sinh một lượng lớn hợp chất amin đa vòng (HCA), bao gồm benzopyrene, tetramethylbenzen và hơn 400 hợp chất gây ung thư khác, có thể gây oxy hóa lipid, protein, axit nucleic và gây tổn thương tế bào.

Sợ ung thư thì đừng ăn nhiều 4 thứ này: Dùng ít mỗi ngày, tế bào bệnh tật gặp bạn cũng phải “đi đường vòng”- Ảnh 1.

Ngoài xâm nhập vào đường tiêu hóa của con người thông qua thịt nướng, một số hợp chất gây ung thư cũng có thể thông qua khói từ thịt đi vào đường hô hấp của con người, gây tổn thương. Khi các chất gây ung thư này tích tụ trong cơ thể sẽ gây đột biến tế bào và có thể gây ra ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, ung thư vú. ung thư ruột kết...

Cùng với đó, việc tiêu thụ thường xuyên những đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán dễ dẫn đến béo phì và tăng mỡ máu cũng như các bệnh tim mạch vành. Đặc biệt nếu dầu chiên sử dụng quá nhiều lần sẽ chứa một lượng lớn axit béo chuyển hóa, gây hại cho cơ thể con người và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

2. Thường xuyên ăn thịt đỏ và những thực phẩm siêu chế biến

Qua phân tích tổng hợp, nhiều nhà nghiên cứu cho biết, cứ tăng 100g thịt đỏ /ngày thì nguy cơ ung thư dạ dày tăng 26% và nếu tăng 50g/ngày các loại thịt siêu chế biến thì nguy cơ ung thư dạ dày sẽ tăng đến 72%.

Nguyên nhân là bởi lượng sắt lớn ở dạng heme có trong thịt đỏ khi phân huỷ sẽ tạo ra các hợp chất huỷ hoại tế bào trong cơ thể, gây ra ung thư. Cùng với đó, những chất bảo quản có trong các loại thịt siêu chế biến như nitrit và nitrat cũng tạp ra các hoá chất N-nitroso, từ đó phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ gây ung thư.

3. Thích hút thuốc, uống rượu bia

Việc thường xuyên uống rượu bia có thể khiến niêm mạc thực quản và đường tiêu hóa bị kích thích mạnh. Đồng thời, gan do phải làm việc quá mức để chuyển hóa chất độc có trong rượu nên dễ bị tổn hại, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và thậm chí là ung thư gan.

Sợ ung thư thì đừng ăn nhiều 4 thứ này: Dùng ít mỗi ngày, tế bào bệnh tật gặp bạn cũng phải “đi đường vòng”- Ảnh 2.

Các bác sĩ cũng cho biết, rượu được coi là chất gây ung thư cao. Các tế bào tổn thương do rượu có thể làm biến đổi DNA và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Cùng với đó, rượu có thể tạo điều kiện cho các hoá chất độc hại thâm nhập vào cơ thể.

Cùng với đó, hút thuốc lâu dài cũng gây hại cho sức khỏe. Trong khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc hại, trong đó có 69 chất được khoa học chứng minh là gây ung thư. Đặc biệt khi hút thuốc và uống rượu cùng lúc, những chất gây ung thư này có thể hòa tan trong rượu và còn có thể hấp phụ trên niêm mạc đường tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc và các cơ quan.

Những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 5,7 lần so với những người không hút thuốc.

4. Thích đồ ngọt và các thực phẩm nhiều đường khác

Sợ ung thư thì đừng ăn nhiều 4 thứ này: Dùng ít mỗi ngày, tế bào bệnh tật gặp bạn cũng phải “đi đường vòng”- Ảnh 3.


Đồ ngọt luôn được mọi người ưa chuộng bởi chúng có thể thúc đẩy vỏ não tiết ra một chất khiến con người cảm thấy thư giãn và loại bỏ căng thẳng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người ăn thực phẩm nhiều đường có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 4 đến 5 lần so với người bình thường do chức năng miễn dịch suy giảm, từ đó dẫn đến việc các khối u dễ dàng xuất hiện

Hơn nữa, các tế bào ung thư và các tế bào khối u khác chủ yếu dựa vào quá trình đường phân để lấy năng lượng sống. Khả năng phân hủy đường của các tế bào khối u này rất mạnh, gấp khoảng 20 lần so với máu. Nếu máu lưu thông qua khối u, khoảng 57% lượng đường trong máu sẽ được khối u tiêu thụ, từ đó thúc đẩy quá trình sinh sản của tế bào ung thư.

Các chuyên gia y tế luôn cảnh báo không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì có thể khuyến khích tế bào ung thư trong cơ thể phát triển. Lượng đường tiêu thụ hàng ngày nên được kiểm soát trong vòng 50 gam, tốt nhất là không quá 25 gam.

Những điểm tốt khiến cơ thể tránh xa ung thư

Ung thư có liên quan đến yếu tố di truyền, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Các yếu tố khác như tuổi tác, thói quen sinh hoạt, môi trường, yếu tố nghề nghiệp... đều đóng vai trò quan trọng.

Ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn có những điểm sau trong thói quen sinh hoạt thường ngày.

1. Chăm chỉ tập thể dục

Tập thể dục là biện pháp giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Nếu cơ thể khỏe mạnh, hệ miễng dịch sẽ kịp thời phát hiện cũng như loại bỏ những tế bào đột biến. Người béo phì cũng dễ mắc các bệnh ung thư hơn bởi họ thường dễ mắc các chứng viêm mãn tính - một yếu tố góp phần gây ung thư.

Chính vì vậy, những người yêu thích thể thao thường có cân nặng ở mức tiêu chuẩn, sức khỏe tốt hơn nên cũng sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư một cách tự nhiên.

Sợ ung thư thì đừng ăn nhiều 4 thứ này: Dùng ít mỗi ngày, tế bào bệnh tật gặp bạn cũng phải “đi đường vòng”- Ảnh 4.

2. Tránh xa rượu và thuốc lá

Những thói xấu như uống rượu và hút thuốc có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Khi hút thuốc lá sẽ vô tình khiến cơ thể hấp thu nhiều chất độc hại bao gồm nicotin, nitrosamine, benzopyrene, carbon monoxide. v.v... Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe, theo thời gian có thể dễ dàng gây ra bệnh ung thư phổi và các bệnh ung thư khác.

Đối với rượu, acetaldehyde - chất chuyển hóa trung gian của rượu, có thể gây đột biến DNA. Những người uống rượu trong thời gian dài có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư.

3. Không mắc các bệnh nhiễm trùng mãn tính

Nếu không mắc các bệnh nhiễm trùng mãn tính này thì ung thư sẽ không xuất hiện. Nhiễm trùng mãn tính, dù do vi khuẩn hay vi rút gây ra, đều có thể gây ung thư.

Nhiễm Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) dễ gây ung thư dạ dày, virus viêm gan B mãn tính dễ gây ung thư gan, nhiễm HPV nguy cơ cao dễ gây ung thư cổ tử cung và sự xuất hiện của ung thư vòm họng có liên quan chặt chẽ với virus Epstein-Barr. Cùng với đó, những người HIV cũng tăng nguy cơ mắc ung thư do khả năng miễn dịch suy giảm.

4. Tích cực điều trị các tổn thương tiền ung thư

Ung thư không xuất hiện ngay lập tức. Có một trạng thái trung gian gọi là tổn thương tiền ung thư.

Ví dụ, polyp tuyến là tổn thương tiền ung thư của ung thư đại trực tràng. Viêm teo dạ dày mãn tính là tổn thương tiền ung thư của ung thư dạ dày và biểu mô cổ tử cung là một bệnh ung thư nội mạc tử cung. Tổn thương tiền ung thư của ung thư cổ tử cung và viêm tụy mãn tính là tổn thương tiền ung thư của ung thư tuyến tụy...

Chỉ có điều trị tích cực các tổn thương tiền ung thư mới có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

Sợ ung thư thì đừng ăn nhiều 4 thứ này: Dùng ít mỗi ngày, tế bào bệnh tật gặp bạn cũng phải “đi đường vòng”- Ảnh 5.

5. Ăn uống lành mạnh

Sự xuất hiện của bệnh ung thư có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống không lành mạnh như đồ muối chua, đồ nướng, đồ hun khói, đồ chiên rán, đồ ăn bị mốc,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nếu bạn thích ăn đồ nóng, đồ cứng, ăn ba bữa không đều đặn trong ngày hoặc thích ăn quá nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng sẽ tăng cao

Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày