Sếp xem tin nhắn nhưng không phản hồi, người EQ cao không chờ đợi cũng chẳng nhắc nhở, mà ứng xử theo cách tinh tế này

Khuê Hiền, Theo Đời sống Pháp luật 10:00 15/01/2025
Chia sẻ

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều ít nhất một lần loay hoay không biết phải phản ứng như thế nào khi rơi vào trường hợp tương tự.

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản và thiết yếu bậc nhất trong quá trình làm việc. Con người không chỉ giao tiếp trực tiếp với nhau mà còn sử dụng công nghệ hiện đại để đẩy nhanh hiệu quả và tiến độ công việc. 

Và dù là phương thức giao tiếp nào đi nữa thì việc ứng xử khéo léo, thông minh cũng vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách tốt nhất, hay tạo lập mối quan hệ tốt đẹp, mà còn gây ấn tượng, tạo thiện cảm cho cấp trên và đồng nghiệp. 

Thực tế, trong quá trình làm việc có rất nhiều tình huống éo le xảy ra khiến chúng ta không biết nên ứng xử ra sao. Một trong số đó phải kể đến trường hợp nhắn tin trao đổi công việc nhưng sếp chỉ xem mà không phản hồi. Điều này vô tình khiến nhân viên cảm thấy lo lắng không biết xử trí sao cho phù hợp. Họ cũng lăn tăn liệu việc tiếp tục nhắn tin có làm phiền hay phật ý cấp trên hay không. 

Sếp xem tin nhắn nhưng không phản hồi, người EQ cao không chờ đợi cũng chẳng nhắc nhở, mà ứng xử theo cách tinh tế này- Ảnh 1.

Cấp trên xem mà không trả lời là tình huống dễ gặp trong môi trường công sở. Ảnh internet.

Lý do lãnh đạo không trả lời tin nhắn công việc của nhân viên có nhiều lý do như: Bận xử lý vấn đề khác, bận việc cá nhân hoặc nhận thấy mức độ quan trọng không cao.

Khi rơi vào trường hợp này, mỗi người nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, không dùng những suy nghĩ, giả định chủ quan để suy đoán về cấp trên. Đặc biệt, không nên giục lãnh đạo quá vì có thể gây cảm giác phiền hà, thậm chí là thiếu chuyên nghiệp tại môi trường công sở. 

Để tìm ra cách xử lý phù hợp nhất trong tình huống này, bạn không nên lúng túng và hấp tấp. Thay vào đó, hãy nhìn nhận mức độ nghiêm trọng của vấn đề để đưa ra phương án phù hợp nhất. Cụ thể, bạn có thể phân loại mức độ quan trọng của công việc theo 4 mức độ.

Mức độ 1: Vấn đề khẩn cấp và không quan trọng

Nếu vấn đề bạn đang muốn đề cập với cấp trên có mức độ khẩn cấp, nhưng không quan trọng, thì cách xử lý tối ưu nhất khi sếp không trả lời tin nhắn đó là bình tĩnh xem xét. Bạn có thể tự xử lý công việc, rồi sau đó trình bày kết quả cho lãnh đạo. 

Mức độ 2: Quan trọng và khẩn cấp

Với vấn đề quan trọng và khẩn cấp, cần được cấp trên trả lời, nếu sau 5 phút không nhận được phản hồi, bạn hãy gửi tin nhắn khác để xin hướng dẫn. 

Trong trường hợp yêu cầu vẫn không thành công, bạn nên chủ động gọi điện cho họ hoặc trực tiếp đến văn phòng tìm. Đối với vấn đề cấp bách và quan trọng, việc nhanh chóng xử lý và tìm ra giải pháp luôn cần đặt lên hàng đầu.

Sếp xem tin nhắn nhưng không phản hồi, người EQ cao không chờ đợi cũng chẳng nhắc nhở, mà ứng xử theo cách tinh tế này- Ảnh 2.

Trong tình huống này, bạn không nên vội vã hay nhắn tin liên tục để giục cấp trên. Ảnh internet.

Mức độ 3: Quan trọng, không khẩn cấp

Khi gặp những vấn đề quan trọng nhưng không cấp bách, bạn cần trình bày rõ chi tiết của vấn đề, sự việc để cấp trên có thể dễ dàng nắm bắt. Trong trường hợp họ không trả lời tin nhắn, bạn có thể chờ đợi, cùng với đó là đề xuất một vài giải pháp để trình bày sau đó. 

Mức độ 4: Không quan trọng, không khẩn cấp

Trong trường hợp gặp phải một vấn đề không quan trọng và không khẩn cấp, bạn nên cố gắng báo cáo tiến trình công việc theo đúng thời hạn đề ra. Tuy nó không thực sự quan trọng và cấp bách, nhưng không có nghĩa là cấp trên ngó lơ hay không nắm bắt được. 

Trong trường hợp họ không trả lời tin nhắn báo cáo, bạn không nhất thiết phải nhắc nhở sếp, mà hãy chú tâm thực hiện những công việc khác. Khi sếp hoàn thành công việc, bạn hãy nhắn tin lại để báo cáo.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày