Để trở thành nhân viên chính thức, bạn phải trải qua rất nhiều vòng khác nhau. Sau khi qua được "vòng gửi xe" là CV, thông thường bạn sẽ đến với vòng phỏng vấn. Có thể nói, đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân. Chính vì vậy, các công ty thường nghĩ ra những câu hỏi vừa hay vừa hóc búa để hỏi ứng viên trong vòng này như là cách để sàng lọc ra những người có tiềm năng.
Dân tình từng được dịp xôn xao trước câu hỏi tuyển dụng siêu khó của tập đoàn Samsung: "Nếu có 70 nghìn đồng, bạn đãi tôi một bữa thật ngon thế nào". Câu hỏi này đã khiến nhiều ứng viên tài năng cũng phải... "chào thua".
Trên thực tế, mục tiêu của câu hỏi này là nhà tuyển dụng xem cách xử lý tình huống và khả năng tư duy của ứng viên. Bạn có thể trả lời theo bất cứ hướng nào vì những câu hỏi dạng này thường không có đáp án, miễn sao là có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Ảnh minh họa
Dưới góc nhìn của ứng viên, câu hỏi này quả thực hóc búa. 70 nghìn - một số tiền quá ít ỏi để mua một bữa ăn "thịnh soạn" đãi sếp. Hơn nữa, nhiều ứng viên có suy nghĩ, mời sếp ăn uống thì phải mời cái gì "sang" một tí mới xứng đáng.
Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một định nghĩa khác về một bữa ăn "ngon". Có người cho rằng phải sơn hào hải vị thì mới "ngon", song cũng có người quan niệm bữa ăn chỉ cần có đĩa rau, bát canh, đĩa lạc thôi cũng đủ "ngon" rồi. Lại đặt trong tình huống lần đầu gặp mặt càng không thể biết được sếp thích ăn món gì nhất. Chỉ với 70 nghìn, đơn giản nhất có lẽ là mời vị sếp này thưởng thức những món ăn quen thuộc như bún, phở, xôi, cơm hộp,... nếu như vị sếp dễ tính.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tay chuẩn bị một bữa ăn tại nhà rồi mời sếp đến ăn. Bởi vì đôi khi, sự "ngon" của một món ăn còn được cân đo đong đếm bằng sự nhiệt huyết của chúng ta đặt đẻ vào đó, chỉ thấy chỉ ra cho họ thấy bạn tâm huyết thế nào khi nấu những món ăn này thì đối phương cũng có thể thấy cảm động rồi. Hướng giải quyết này được khá nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi, nhanh gọn và đỡ tốn kém lại phù hợp với túi tiền.
Nếu 70 nghìn không đủ để đáp ứng một bữa ăn đơn giản nhưng không quá sơ sài thì ứng viên có lẽ phải khôn khéo hơn để suy nghĩ ra những hướng xử lý khác. Chẳng hạn như việc lựa chọn đi ăn trước và trả tiền sau bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hay nhờ sự trợ giúp của người khác cũng là một hướng đi đáng được cân nhắc.
Như đã nói ở trên, những câu hỏi được đặt ra mục tiêu không phải để hỏi về khả năng cân đo tiền của sao cho hợp lý của ứng viên và đúng - sai dường như được xóa nhòa ở những dạng câu hỏi kiểu này. Thay vào đó, nhà tuyển dụng chỉ dùng câu hỏi dạng này để xem khả năng "think outside the box" (nghĩ đột phá) của ứng viên đến đâu.
Để trả lời những câu hỏi phỏng vấn xin việc hóc búa, bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi đi phỏng vấn:
1. Tìm hiểu về công ty: Hiểu rõ về lĩnh vực hoạt động, văn hóa, mục tiêu và các dự án của công ty để có thể đưa ra những câu trả lời phù hợp và thể hiện sự quan tâm của bạn tới công ty.
2. Hiểu rõ về vị trí công việc: Đọc kỹ mô tả công việc để hiểu rõ yêu cầu cũng như những kỹ năng cần thiết, từ đó có thể liên hệ với kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân.
3. Soạn thảo và luyện tập câu trả lời cho các câu hỏi thông dụng: Bạn có thể lên mạng tìm các câu hỏi thường gặp và nghĩ hướng trả lời sẵn cho một số câu hỏi thông dụng trong phỏng vấn, sau đó luyện tập trước gương hoặc với người khác để tự tin hơn.
Ảnh minh họa
4. Phát triển kỹ năng suy nghĩ phản biện: Khi gặp câu hỏi khó, hãy sử dụng kỹ năng phản biện để phân tích và đưa ra câu trả lời có cơ sở, thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc và logic của bạn.
5. Bình tĩnh và tự tin: Tự tin vào bản thân và giữ bình tĩnh khi trả lời sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn và thể hiện được khả năng đối phó với áp lực.
6. Sử dụng ví dụ cụ thể: Khi có thể, hãy đưa ra những ví dụ cụ thể về kinh nghiệm của bạn liên quan đến câu hỏi để làm cho câu trả lời của bạn thuyết phục hơn.
7. Đừng sợ hãi thừa nhận không biết: Nếu bạn thực sự không biết câu trả lời, bạn có thể thành thật và nói rằng bạn sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề đó.
Nhớ rằng, mục đích của phỏng vấn là để hai bên có thể hiểu biết về nhau nhiều hơn, vì vậy hãy xem đây là cơ hội để bạn thể hiện bản thân, cũng như để bạn đánh giá xem công ty có phải là môi trường làm việc phù hợp với bạn hay không.