Nếu nói về thiết kế nhà thì với tôi, không gian bếp là nơi khó trang trí nhất. Để có căn bếp tối ưu, xinh đẹp như hiện tại, tôi đã xem các chuyên gia quản lý nhà cửa thiết kế bếp theo phong cách “tối giản hóa việc nhà”, không những dễ dàng vệ sinh mà còn rất tiện lợi và hiệu quả.
Vì thế, trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ 9 gợi ý thiết kế bếp “tối giản hóa việc nhà” mà bạn có thể áp dụng.
Bàn bếp cao thấp
Nhiều người không chú ý đến chiều cao của mặt bàn bếp, hầu như áp dụng chiều cao tiêu chuẩn vào các khu vực như bếp nấu và chậu rửa. Kết quả là sau một thời gian sử dụng để sơ chế thức ăn và rửa chén khiến ta bị mỏi lưng.
Một người bạn của tôi chia sẻ rằng sau khi sinh con, cô bị đau lưng nên khi sửa bếp nhất định phải ưu tiên bàn bếp cao thấp. Cô còn căn chỉnh chiều cao của tủ bếp theo chiều cao của bản thân để sinh hoạt thoải mái nhất có thể.
Ví dụ như cô cao 1,68m thì bàn bếp cao (khu vực rửa và cắt rau) được làm cao 90cm để tránh mỏi lưng.
Bàn bếp thấp (khu vực nấu, bày đồ ăn và khu vực thiết bị điện) được làm bằng mức 80cm, giúp nấu ăn không mỏi tay.
Chiều cao tủ bếp cần được điều chỉnh theo chiều cao của người sử dụng. Bạn có thể tham khảo công thức dưới đây:
Bàn bếp cao (khu vực rửa và cắt rau) = Chiều cao cơ thể/2 + 5 - 8cm.
Bàn bếp thấp sẽ thấp hơn bàn cao 8 - 10cm.
Đèn dưới tủ bếp
Hầu như mối khi sơ chế đồ ăn hay tìm gia vị, cơ thể và tủ thường che khuất ánh sáng từ đèn trần khiến khu vực dưới tủ bị tối. Việc tìm đồ trở khó khăn hơn, cắt rau củ, thịt cá cũng dễ bị đứt tay vì nhìn không rõ.
Sau khi xem cách làm của một bạn, tôi nhận ra rằng một chi tiết nhỏ cũng có thể mang lại rất nhiều sự tiện lợi và cảm giác thoải mái. Lắp thêm đèn dưới tủ bếp chính là giải pháp.
Đảm bảo luồng di chuyển mượt mà
Đối với những người thường xuyên nấu ăn, luồng di chuyển trong bếp là yếu tố quyết định bếp có tiện dụng hay không. Nếu không cân vòng đi vòng lại lộn xộn thì công việc nấu nướng và dọn dẹp sẽ trở nên mượt mà và dễ dàng hơn.
Một chu trình bố trí bếp hiệu quả và liền mạch bạn có thể tham khảo là: Tủ lạnh để lấy thực phẩm → Bồn rửa để rửa đồ ăn → Khu vực thớt để sơ chế → Bếp để nấu → Bàn bếp để dọn thức ăn và ăn uống.
Nếu mọi thứ trong bếp đều được bố trí theo đúng trình tự Lấy → Rửa → Cắt → Nấu → Đặt, công việc nấu nướng của bạn trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.
Muốn bếp luôn gọn gàng, dễ dọn dẹp? Chỉ cần chú ý 2 điểm sau, khối lượng công việc dọn bếp có thể giảm đến 50%.
Chọn vật liệu và kích thước chuẩn cho không gian bếp
Nếu trước đây bạn dùng gạch kích thước nhỏ thì sẽ hiểu nỗi khổ khi lau chùi các khe gạch bị ố vàng, bám dầu mỡ.
Giải pháp là chọn gạch lớn hoặc gạch liền khối để giảm thiểu các khe hở, ít bị bám bẩn hơn, như vậy sẽ dễ lau chùi tường và sàn nhà hơn. Ví dụ, một số gia đình chọn gạch bóng kích thước lớn để lau chùi nhanh chóng, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí trám khe.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo vật liệu tấm tráng men liền khối không có khe hở, không bám dầu mỡ, dễ lau sạch chỉ với một lần chùi, cực kỳ tiện lợi.
Nếu bếp nhà bạn đã được hoàn thiện, hãy dán thêm tấm inox ở khu vực dễ bám dầu mỡ như tường phía sau bếp. Hoặc tiết kiệm hơn, dùng miếng dán tĩnh điện vừa rẻ vừa dễ thay thế khi cần.
Chọn vật liệu thông minh không chỉ giúp căn bếp đẹp hơn mà còn giúp bạn “giải phóng” khỏi công việc dọn dẹp mệt mỏi.
Chọn gạch lát sàn cỡ lớn
Tương tự tường bếp, gạch lát sàn lớn cũng giúp giảm khe hở, hạn chế bám dầu mỡ. Khu vực bếp vốn dễ bị ảnh hưởng bởi dầu mỡ và bụi bẩn nên việc này rất quan trọng. Ít khe hở hơn đồng nghĩa với việc ít phải kỳ cọ hơn, công việc dọn dẹp cũng nhẹ nhàng hơn nhiều.
Để mặt bếp trống trơn
Một cô nội trợ mà tôi quen chia sẻ: “Giữ mặt bếp trống không đồ đạc là cách tốt nhất để bếp luôn sạch sẽ, lâu dài mà không bị bừa bộn trở lại”. Thực tế, khi không có các chai lọ, dụng cụ bếp xếp lung tung trên bàn thì việc lau chùi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Một lần lau là sạch ngay, không lo dầu mỡ tích tụ thành vết bẩn khó xử lý.
Nếu nhà bạn cần chỗ để đồ, chỉ cần sắp xếp các món đồ dùng vào những chỗ được thiết kế chuyên để lưu trữ, như:
- Ngăn kéo tủ bếp: Thiết kế tủ nhiều ngăn để tối ưu không gian.
- Kệ treo tường: Để các chai lọ, gia vị thường dùng lên cao, vừa tiện lợi vừa gọn gàng.
- Giá để chén đĩa âm tủ: Tích hợp giá phơi chén bên trong tủ bếp trên, không để lộ ra ngoài.
Tận dụng tối đa không gian tường để lưu trữ theo chiều dọc
Khái niệm sắp xếp dọc thực chất là tận dụng tường bếp – nơi thường bị bỏ trống. Bí quyết là đưa mọi thứ có thể lên tường để giữ bếp gọn gàng và dễ tìm đồ.
Bạn có thể kết hợp giá treo và phụ kiện lưu trữ đa năng như móc, giỏ, giá đỡ... để biến bức tường thành nơi cất đồ tiện lợi. Ví dụ có thể treo muỗng, vá, dao, thớt lên móc để dễ lấy, đặt giỏ treo cho chai lọ gia vị, giấy lau bếp... Hoặc lắp thêm kệ nhỏ để đựng những món đồ ít dùng nhưng vẫn trong tầm với.
Lợi ích của cách sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc là có thể tận dụng không gian tối đa khi khu vực tường được “hô biến” thành nơi lưu trữ hiệu quả. Cách bố trí này cũng giúp bếp gọn gàng và ngăn nắp vì các vật dụng được sắp xếp khoa học, không bừa bộn trên bàn bếp. Hơn nữa còn dễ dọn dẹp, không còn đồ đạc nằm lộn xộn, việc lau chùi mặt bếp cũng dễ dàng hơn.
Sử dụng nhiều ngăn kéo hơn
Ngăn kéo là khoản đầu tư hợp lý, giúp căn bếp của bạn gọn gàng hơn, dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian. So với tủ kệ thông thường thì ngăn kéo có nhiều ưu điểm:
- Sức chứa lớn: Ngăn kéo tối ưu không gian lưu trữ, giúp bạn dễ dàng sắp xếp đồ dùng gọn gàng hơn.
- Dễ dàng sử dụng: Lấy và cất đồ trong ngăn kéo thuận tiện hơn nhiều so với việc cúi người để lấy đồ từ các tầng kệ sâu bên trong.
Xe đẩy nhỏ linh hoạt
Học hỏi từ một người bạn của tôi, khi thiết kế tủ bếp họ đã chừa sẵn một khoảng trống để đặt xe đẩy 3 tầng. Đây là nơi hoàn hảo để lưu trữ thực phẩm.
Xe đẩy có 2 lợi ích lớn: Thứ nhất là tiết kiệm không gian vì nhỏ gọn, không chiếm diện tích, khi cần chỉ việc kéo ra dễ dàng. Thứ 2 là giảm chi phí tủ bếp thay vì tốn tiền đóng hoặc mua tủ với giá cao gấp 10 lần xe đẩy.
Với 1 chiếc xe đẩy để đồ, bạn dễ dàng di chuyển đến bất cứ đâu trong bếp, giữ bếp gọn gàng, không còn cảnh đồ đạc lộn xộn dưới sàn. Món đồ này cũng rất đa năng, ngoài đựng thực phẩm còn có thể dùng để đựng dụng cụ bếp, chai lọ hoặc bất cứ thứ gì cần lưu trữ tạm thời.
Nguồn: Toutiao