Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%

Lam Phương, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 07:00 31/03/2025
Chia sẻ

Không phải món đồ nào cũng thực sự đáng tiền.

Khi mức sống ngày càng nâng cao, hàng loạt sản phẩm tiện ích được nghiên cứu và ra đời nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, mang lại sự tiện lợi và cảm giác hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, không phải món đồ nào cũng thực sự hữu ích. Có những sản phẩm chỉ là chiêu trò quảng cáo tinh vi, khiến chúng ta bỏ tiền mua về mà chẳng mang lại tác dụng gì, thậm chí còn bị coi là "thuế IQ" - Bài học cho người dùng vì sự nhẹ dạ cả tin.

1. Nệm chăm sóc sức khoẻ

Ví dụ điển hình là các loại đệm chăm sóc sức khỏe được quảng cáo tràn lan trên thị trường. Nhiều người lớn tuổi tin vào những lời hứa hẹn về khả năng cải thiện sức khỏe thần kỳ mà bỏ ra hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng để mua. 

Nào là đệm quang trị liệu tuyên bố dùng tia hồng ngoại xa để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nhức; rồi đệm lượng tử khẳng định có thể phát ra năng lượng lượng tử tác động lên tế bào cơ thể giúp cải thiện sức khỏe... Chưa kể đến đệm từ tính được cho là có khả năng tạo ra từ trường hỗ trợ sức khỏe, hay đệm đá tự nhiên chứa các loại khoáng chất đặc biệt có thể chữa bệnh. 

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 1.

Nhưng trên thực tế, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được những tác dụng này. Đây chỉ như chiêu trò lợi dụng các thuật ngữ khoa học để thổi giá sản phẩm lên cao, biến người mua trở thành nạn nhân của những lời quảng cáo vô căn cứ. Biết bao người già đã tiêu tiền để mua những chiếc đệm này mà không hề biết rằng không hề thần thánh "như lời đồn".

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 2.

2. Gối chống ngáy

Một sản phẩm khác cũng gây tranh cãi không kém là gối chống ngáy. Đối với những ai phải chịu đựng tiếng ngáy của người ngủ cùng, việc tìm ra một giải pháp giúp giảm bớt âm thanh khó chịu này quả thực là một cứu cánh. Nhưng gối chống ngáy có thực sự hiệu quả? 

Loại gối này hoạt động bằng cách phát hiện tiếng ngáy, sau đó tự động điều chỉnh tư thế đầu để giảm tình trạng này. Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng đối với những người ngủ không sâu, việc gối liên tục điều chỉnh sẽ làm họ bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Thêm nữa, thiết kế, độ cao và chất liệu của gối chống ngáy có thể rất khác so với gối thông thường, khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái khi sử dụng, thậm chí còn khó ngủ hơn. 

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 3.

Ngoài ra, còn có miếng dán chống ngáy, xịt chống ngáy, máng chống ngáy, nhưng tất cả đều chỉ mang tính hỗ trợ. Đối với những ai bị ngáy nặng, cách tốt nhất vẫn là đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 4.

3. Giường bọc đệm bằng ván ép

Không chỉ gối hay đệm, ngay cả những món đồ nội thất tưởng chừng đơn giản như giường bọc nệm hay tủ đầu giường cũng có thể là một cái bẫy. Rất nhiều mẫu giường bọc nệm được quảng cáo là làm từ gỗ tự nhiên nhưng thực chất bên trong lại toàn bộ là ván ép. 

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 5.
Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 6.

Đó là lý do một số người sau khi mua về phát hiện giường có mùi hôi nồng nặc, thông gió nhiều ngày cũng không hết. Khi tháo lớp vải bọc ra mới vỡ lẽ, bên trong là ván ép giá rẻ chứa đầy formaldehyde – một chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài. Thậm chí, thị trường còn có cả giường bọc nệm cho trẻ sơ sinh làm từ loại ván này, tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe của bé.

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 7.
Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 8.

4. Tủ đầu giường ván ép

Tủ đầu giường cũng là một sản phẩm dễ bị "treo đầu dê bán thịt chó". Nhiều mẫu tủ nhìn bề ngoài thì giống gỗ tự nhiên nhưng thực tế lớp gỗ đẹp mắt bên ngoài chỉ là giấy dán, còn bên trong vẫn là ván ép. Thậm chí, có những mẫu tủ mà mặt trước của ngăn kéo được làm từ gỗ tự nhiên nhưng mặt sau lại là ván ép, đánh lừa người tiêu dùng không để ý. 

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 9.
Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 10.
Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 11.
Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 12.

Điều nguy hiểm là những loại vật liệu này sẽ liên tục thải ra các chất độc hại trong quá trình sử dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

5. Đèn trang trí "hot trend"

Ngay cả những món đồ trang trí tưởng chừng vô hại như đèn ngủ cũng có thể là một cái bẫy. Đèn đá cuội từng gây sốt trên mạng vì thiết kế độc đáo nhưng khi bạn mua về dùng mới biết ánh sáng không đều, tạo ra những vùng tối lớn, không hề lý tưởng cho việc chiếu sáng. 

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 13.

Đèn lông vũ cũng từng là một xu hướng nhưng thực tế chúng rất dễ bám bụi, khó vệ sinh và nhanh xuống cấp, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ trở thành một món đồ trông cũ kỹ, mất thẩm mỹ.

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 14.

6. Đồ dệt may kém chất lượng

Một trong những thứ nguy hiểm nhất nhưng ít ai để ý chính là các loại chăn ga gối đệm giá rẻ từ những xưởng nhỏ lẻ. Để giảm chi phí sản xuất, nhiều cơ sở đã sử dụng thuốc nhuộm có chứa amin thơm có khả năng gây ung thư. Khi tiếp xúc với da, những chất này có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ra những nguy hại tiềm tàng cho sức khỏe. 

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 15.
Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 16.

Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, khi mua các sản phẩm dệt may, bạn nên kiểm tra kỹ nhãn mác, ngửi xem có mùi hóa chất nồng hay không, đồng thời tránh các sản phẩm có màu sắc quá rực rỡ vì có thể chúng đã bị nhuộm bằng hóa chất độc hại.

7. Bộ tiết kiệm điện 

Cũng là một trong những món đồ mà không ít người lớn tuổi đã "sa bẫy". Theo lời quảng cáo, chỉ cần lắp đặt thiết bị này, hóa đơn tiền điện mỗi tháng sẽ giảm đi đáng kể. Nhưng thực tế thì sao?

Hầu hết các thiết bị tiết kiệm điện trên thị trường thực chất chỉ là một chiêu trò đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Mua về cắm vào ổ điện, chúng chẳng có tác dụng gì ngoài việc chiếm chỗ trên ổ cắm. Việc "tiết kiệm điện" mà các nhà quảng cáo nói đến thực chất chỉ là một lời hứa suông, không hề có hiệu quả thực tế. Nếu có một lợi ích nào đó có thể kể đến, thì có lẽ chính là: Nhờ có thiết bị này, người lớn tuổi sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi bật điều hòa mà không lo tốn điện.

Sau khi mua 7 món đồ trong phòng ngủ, tôi hối hận 100%- Ảnh 17.

Nguồn: Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày