Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài

Nam Thanh, Theo Helino 15:06 28/03/2018

Những thước phim này đã được công bố bởi bà Michele Brown, giám đốc của tổ chức Fight Dog Meat, trong một nỗ lực tuyên truyền và nâng cao nhận thức nhằm vận động mọi người ngưng sử dụng thịt chó.

Thời gian gần đây, dường như các trang báo nước ngoài có phần khá quan tâm tới chuyện "tiêu thụ thịt chó - mèo" ở Việt Nam và các nước Châu Á, khi mà chỉ cách đây vài hôm một cơ sở thu mua thịt mèo ở quận Tân Bình, Tp HCM bị "bóc phốt" trên trang Daily Mail thì giờ đây lại tới lượt một chợ đầu mối thịt chó được trang tin này đăng tải những hình ảnh chân thực và ám ảnh.

Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài - Ảnh 1.

Phải có đến cả trăm chú chó chen chúc nhau trong một chiếc xe tải chật cứng, bẩn thỉu và đang trên đường tới các lò mổ.

 Theo đó, một số nhà hoạt động vì quyền lợi động vật (cách mà Daily Mail trân trọng gọi những nhà hào tâm thường cứu chuộc chó mèo từ các xe chở) đã chụp lại một chiếc xe chở đây chó ở một lề đường gần thành phố Huế, miền trung Việt Nam. Khá nhiều chó ở trên chiếc xe này có đeo vòng cổ - minh chứng cho việc chúng bị bắt đi từ ngôi nhà thân yêu của mình

Phía trong một lồng chở chó thịt ở Huế, Việt Nam.

Bà Michele Brown, Giám đốc điều hành tổ chức Fight Dog Meat, cho biết những chú chó này sẽ bị nhồi căng với các loại thực phẩm khác rồi đem giết thịt để đảm bảo hương vị thơm ngon. Đây là một hành động tàn nhẫn đối với những loài động vật bị đem ra làm thức ăn, đơn cử có thể kể tới những chú vịt bị đem đi làm món "gan ngỗng vỗ béo" trứ danh.

Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài - Ảnh 3.

Khá nhiều chú chó trong cũi có đeo vòng cổ, chứng tỏ chúng đã từng có chủ sở hữu và bị bắt trộm tới đây.

Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài - Ảnh 4.

Bản thân tài xế khi được hỏi cùng thẳng thắn thừa nhận rằng đây là xe chở chó đi làm thịt, như thế đó là một điều hiển nhiên nên xảy ra.

Bà Brown nói rằng, ở Việt Nam, người ta tin rằng ăn thịt chó sẽ đem lại sinh lực nam giới cũng như giải xui. Bà cũng chó rằng nhiều nước Châu Á vẫn có tư tưởng rằng việc ăn thịt động vật dẻo dai và cứng cáp như chó sẽ khiến người ăn nhận được... sinh lực từ con vật. Điều này khác hẳn với cách thức tiêu thụ thịt của các nước phương Tây.

Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài - Ảnh 5.

Ánh mắt ám ảnh của những chú chó đang chờ chết.

Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài - Ảnh 6.

Hầu hết chúng đều bị nhốt trong những chiếc cũi chật chội như thế này trước khi bị đem tới lò mổ.

Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài - Ảnh 7.

Trừ một số ít may mắn trốn thoát hay được cứu chuộc, hầu hết các chú chó này đều chỉ có một kết cục duy nhất.

Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài - Ảnh 8.

Những chú chó bị bắt thường là chó hoang vô chủ, tuy nhiên do người Việt Nam thường thả chó cho đi chơi loanh quanh nhà, trên đường phố nên chúng cũng bị bắt luôn.

Sau chợ thịt mèo ở TP HCM, những thước phim ám ảnh về lồng chở chó bắt trộm về lò mổ ở Huế lại lên báo nước ngoài - Ảnh 9.

Cảnh tượng chú chó bị bắt trộm một cách tàn nhẫn.

Số lượng chó ở Việt Nam đang tăng dần trong những năm gần đây, khiến cho ý thức về bảo vệ chó của cộng đồng cũng cao dần lên; nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ thịt chó đã bị yêu cầu đóng cửa, thế nhưng tình trạng buôn bán lén lút cũng như bắt trộm chó vẫn cứ tiếp diễn. Nhiều đoạn phim về khung cảnh tại các khu chợ thịt chó hiện đang được bà chia sẻ rộng rãi nhằm chấm dứt tình trạng này.

"Những chú chó đáng thường này thường bị bắt ngay trên đường phố, bị đánh bả hoặc chích điện đến bất tỉnh rồi bắt đi. Chúng sau đó sẽ bị nhồi thức ăn đến ứ họng và bị đem đi làm thịt" - Bà Brown nói. Hiện, tổ chức Fight Dog Meat của bà vẫn đang cố gắng chống lại ngành công nghiệp làm thịt vật nuôi tàn nhẫn ở các nước Châu Á, trong đó nổi cộm nhất là Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

(theo Daily Mail)