Sau 2 năm sống tối giản, tôi nhận ra mình có 4 cách tiết kiệm tai hại

Nguyệt , Theo Phụ nữ số 20:16 21/10/2024
Chia sẻ

Tôi và nhiều người đều mắc những sai lầm này khi theo đuổi lối sống tối giản.

Sau hai năm sống tối giản, tôi đã có cuộc sống chất lượng cao và tiết kiệm được nhiều hơn. Nhưng khi nhìn lại, tôi nhận ra mình từng "đi đường vòng" và có nhiều hiểu lầm về lối sống này. Tuy nhiên tựu chung lại, tôi đã tìm được phương pháp sống tối giản phù hợp với bản thân.

Tôi phát hiện, giống như tôi, nhiều người đều mắc phải những sai lầm sau đây trong lần đầu tiên thử phong cách sống tối giản.

1/ Vứt bỏ quá nhiều

Theo đuổi chủ nghĩa tối giản không đồng nghĩa là bạn phải vứt bỏ mọi thứ và để nhà trống rỗng. Bước đầu tiên để loại bỏ những đồ vật không cần thiết là phân loại đồ đã qua sử dụng trong nhà. Tiếp theo, bạn vứt bỏ những thứ hoàn toàn không còn giá trị.

Bước thứ hai là tìm ra những món đồ đã cũ, sửa chữa và tái sử dụng chúng. Đồng thời, bạn suy nghĩ xem liệu chúng có thể được sử dụng cho mục đích khác hay không, ví dụ như quần áo cũ có thể dùng làm giẻ lau để lau chùi. Sau cùng, thuốc và thực phẩm hết hạn sử dụng là món đồ cần bị loại bỏ ngay lập tức. Còn những món đồ khác vẫn còn nguyên vẹn, hãy tìm cách tái chế chúng.

Lối sống tối giản không khuyến khích mọi người vứt bỏ đồ đạc một cách cực đoan đồ đạc mà nên tìm cách tái sử dụng chúng thông minh. Bởi lẽ, sau khi vứt bỏ một thứ gì đó, bạn sẽ phải bỏ tiền ra để mua lại khi cần.

Sau 2 năm sống tối giản, tôi nhận ra mình có 4 cách tiết kiệm tai hại- Ảnh 1.

Theo đuổi chủ nghĩa tối giản không đồng nghĩa là bạn phải vứt bỏ mọi thứ và để nhà trống rỗng. (Ảnh minh họa).

2/ Kiểm soát số lượng mua hàng quá khắc nghiệt

Khi lướt mạng, bạn có thể thấy những câu chuyện ai đó đã sống tối giản, chỉ còn 1 vali quần áo, hoặc khoảng 5-10 bộ trang phục trong tủ. Họ là những người theo đuổi chủ nghĩa tối giản lâu dài. Còn về phía bạn, nếu đặt mục tiêu số lượng tối thiểu đồ đạc khi mới bắt đầu sống tối giản, bạn rất dễ vứt bỏ món đồ còn dùng được, nhưng có thể không đạt được mục tiêu ban đầu dẫn đến chán nản.

Chủ nghĩa tối giản chưa bao giờ có yêu cầu về số lượng. Chúng ta chỉ cần có ít đồ hơn, không mua thêm mặt hàng không cần thiết, thì đó đã là thành tựu bước đầu của người sống tối giản.

Là một người bình thường, bạn không cần quá khắt khe trong việc giảm thiểu các món đồ của mình đến một con số nhất định. Bạn có thể giảm dần số lượng món đồ trong vòng hai, ba năm hoặc thậm chí lâu hơn, miễn là duy trì sự tối giản trong suốt cuộc đời mình.

3/ Món đồ nào cũng muốn tối giản

Khi mới bắt đầu tối giản, tôi hạn chế tối đa mua sản phẩm chăm sóc da, gia vị và dụng cụ nhà bếp. Nhưng rất khó để để tôi tối thiểu mua sắm ở quần áo và sách. Một mặt là do trước đây tôi đã mua quá nhiều, nên dù có bỏ bớt hai mặt hàng này ở trong nhà thì cũng còn nhiều đồ. Một mặt khác, tôi thường xuyên cần mua quần áo để đi làm, đồng thời phải mua sách vì chúng không có bản đọc trên trực tuyến.

Vì vậy, phương pháp của tôi là vứt bỏ những bộ quần áo kém chất lượng và cũ nát. Ngoài ra, tôi còn bán lại những cuốn sách cũ, không bao giờ mua thêm sách mới khi còn sách chưa đọc hết, đồng thời tặng lại sách cho bạn bè.

Tôi hiểu rằng, tôi không thể giữ mọi thứ tối giản mà cần dung hòa lối sống tối giản với hiện thực. Ngoại trừ vẫn còn giữ số lượng lớn sách và trang phục trong nhà, tuy nhiên những món đồ khác có thể được giữ tối giản. Đây là trạng thái tối giản tốt nhất trong cuộc sống của tôi.

Sau 2 năm sống tối giản, tôi nhận ra mình có 4 cách tiết kiệm tai hại- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

4/ "Tham lam" sống tối giản bất kể tình hình thực tế

Trong quá khứ, tôi từng gặp nhiều phiền phức vì mua sắm quá nhiều đồ đạc dẫn đến lãng phí tiền bạc, không gian sống bị chiếm dụng và nguồn năng lượng tinh thần bị xuống thấp. Do đó, tôi quyết định theo đuổi lối sống tối giản, để giải quyết hết tình trạng trên. Nhờ đó, tôi biết rõ mình cần gì và không cần gì.

Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu rõ nhu cầu của bản thân thì rất khó để đột ngột theo đuổi lối sống tối giản. Điều này dẫn đến nhiều người chỉ thực hành sống tối giản được trong vài tuần, nhưng sau đó lại quay trở về mua sắm rất nhiều đồ.

Rất ít người sinh ra đã theo chủ nghĩa tối giản. Trước khi sống một đời tối giản, hãy thử trải nghiệm lối sống này trước với một số vốn nhỏ bỏ ra. Sau khi bạn tìm ra được nguyên tắc sống và nhu cầu của bản thân thì mới nên thực sự nghiêm túc theo đuổi lối sống tối giản khắt khe.

Hãy suy nghĩ về tình hình thực tế, rằng liệu bạn muốn trải nghiệm nhiều hơn hay tiết kiệm  nhiều năng lượng hơn, sau đó chọn xem bạn có thực sự muốn bắt đầu lối sống tối giản hay không.

Kết luận

Trên đây là 4 hiểu lầm lớn mà tôi đã phát hiện ra trong quá trình tối giản hóa cuộc sống. Lối sống tối giản không phải là thứ bạn có thể đạt được chỉ sau một đêm mà cần phải tích lũy lâu dài.

Nếu bạn không thể hòa hợp tốt với mọi thứ và kiểm soát được những ham muốn của mình thì một ngày nào đó bạn sẽ bị những ham muốn nuốt chửng khiến bạn từ bỏ lối sống tối giản của mình.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày