Qiao Linna, 28 tuổi là nhân viên lễ tân trong một công ty quảng cáo với mức lương 3.500 NDT/tháng. Với mức lương này nếu chi tiêu tiết kiệm ở thành phố, ít nhất cô vẫn dư một khoản nhỏ để dành cho những trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên thay vì tiết kiệm, cô dành phần lớn số tiền của mình cho những nhu cầu ăn uống. Mỗi sáng cô thường uống một tách cà phê của Starbucks. Cô hoàn toàn không cảm thấy lãng phí khi bỏ 30 NDT/ngày để được thưởng thức món đồ uống yêu thích.
Một đồng nghiệp hỏi cô: "Ở phòng trà của công ty có cà phê hoà tan miễn phí sao chị không dùng mà phải bỏ tiền ra mua". Qiao Linna chỉ cười nhẹ: "Chỉ với ly Starbucks trên tay, tôi mới cảm thấy mình đã thực sự hòa nhập với thành phố này".
Những bạn trẻ như Qiao Linna không phải là trường hợp hiếm gặp. Luôn theo đuổi những thương hiệu nổi tiếng nhưng nếu khi rơi vào tình huống khẩn cấp như ốm đau, tai nạn, bệnh tật bất ngờ, họ lại không có nổi một đồng để phòng thân. Nguyên nhân của việc này đến từ việc phạm 3 sai lầm trong tư duy dưới đây khiến tuổi đời, tuổi nghề càng tăng nhưng vẫn chẳng có cuốn sổ tiết kiệm nào trong tay.
Nhiều người không tiết kiệm được không phải vì mức lương quá thấp. Điều đơn giản chỉ là họ không hiểu được tầm quan trọng của quỹ phòng thân. Như Qiao Linna, dẫu mức lương và các phụ cấp của công ty không phải quá thấp nhưng thay vì tiết kiệm cô lại sẵn sàng chi trả cho những nhu cầu ăn uống để thể hiện bản thân.
(Ảnh: Internet)
Khi đi chơi cùng những người giàu có hơn mình, chúng ta thường có xu hướng đua đòi theo họ. Dù không có tiền, chúng ta vẫn chẳng ngại chi cho những bộ quần áo hàng hiệu, những chiếc xe đời mới, những chuyến du lịch sang chảnh…
Bạn cần biết đâu là giới hạn của mình. Đừng vì muốn "bằng bạn bằng bè" mà khiến mình rơi vào cảnh nợ nần. Suy cho cùng, mỗi người đều thành công và giàu có ở những thời điểm khác nhau trong đời. Vì thế, chúng ta cần tỉnh táo để không bị cuốn theo.
Theo các chuyên gia tài chính, dù bạn là tuýp người như thế nào việc chuẩn bị một khoản tiền tiết kiệm để phòng thân là điều cần thiết. Khoản tiền này sẽ giúp bạn chi trả những hóa đơn y tế, sửa chữa xe cộ hay mất việc làm. Bạn thử tưởng tượng nếu rơi vào cảnh lên cơn đau dạ dày phải nhập viện gấp. Nếu trong tay không có tiền để làm phẫu thuật, bạn sẽ thấm thía tầm quan trọng của khoản tiền tiết kiệm.
Khi có lương với những người biết quản lý tài chính luôn áp dụng phương pháp 50/30/20 trong đó 50% thu nhập dành cho trả tiền nhà, thực phẩm, đi lại và hoá đơn. 20% dành cho trả nợ và tiết kiệm. 30% còn lại bạn có thể tùy ý mua những gì mình muốn.
(Ảnh: Internet)
Tuy nhiên với một số bạn trẻ họ chẳng nghĩ đến điều này khi nhận được lương. Thường chỉ khi hết tiền, họ mới nhắc nhở bản thân và đặt ra các mục tiêu cần đạt được. Song khi nhận được lương vào tháng tiếp theo mọi lời hứa lại bay biến một cách chóng vánh.
Ở những năm tháng của tuổi 20 bạn cần đặt ra các mục tiêu tài chính một cách rõ ràng, xác định đâu là tài sản, đâu là tiêu sản để có thói quen chi tiêu hợp lý. Song song với đó, bạn cũng nên đầu tư vào tri thức, tìm hiểu về các hình thức kinh doanh, đầu tư cho tiền đẻ ra tiền. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể sớm sở hữu cuốn sổ tiết kiệm để phục vụ khi rơi vào tình huống cấp bách.
Hiện nay một bộ phận vẫn suy nghĩ rằng tiết kiệm là ky bo. Đặc biệt nhiều người rất sợ bị gắn với tiếng xấu này. Nếu cũng có suy nghĩ này, đây chắc chắn là sai lầm khiến bạn khó có được cuốn sổ tiết kiệm ở tuổi 28.
Thực tế, những tỷ phú dẫu sở hữu khối tài sản khổng lồ song vẫn duy trì thói quen tiết kiệm. Như "huyền thoại chứng khoán" Warren Buffett dẫu có một hãng máy bay tư nhân nhưng ông không bao giờ đi bằng chuyên cơ riêng. Ông vẫn sống trong ngôi nhà 3 phòng ngủ mua từ nhiều năm trước. Khi còn đủ khả năng, ông vẫn tự lái xe, không thuê vệ sĩ và chẳng dùng máy tính.
Không chỉ một mình Warren Buffett, Ingvar Kamprad, cha đẻ IKEA, chỉ dùng ô tô xoàng xĩnh, mua vé máy bay phổ thông giá rẻ. Thậm chí khi về quê ông vẫn vào tiệm cắt tóc làng với giá 5 euro.
Bạn thấy đấy dẫu nắm trong tay khối tài sản trị giá hàng chục tỷ USD, tuy nhiên họ vẫn duy trì lối sống tiết kiệm. Trong khi đó vì không muốn mang tiếng ky bo, bạn lại xem mua sắm như một niềm vui và "lên đời" chiếc điện thoại vừa mới ra mắt mà không suy nghĩ quá nhiều. Thực tế, thói quen này chỉ khiến bạn vui vẻ lúc đầu chứ không thể giải quyết gốc rễ của vấn đề. Rốt cuộc bạn vẫn chỉ là đang lãng phí số tiền vất vả kiếm được. Trong khi điều quan trọng hơn là bạn cần tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp.