Sản vật trời ban cho Việt Nam là loài cây gỗ quý hiếm của thế giới: Từ thân đến lá đều hái ra tiền, thu về 274 triệu USD trong năm 2024

Như Quỳnh, Theo Nhịp sống thị trường 12:22 18/01/2025
Chia sẻ

Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành ông trùm thế giới nhờ trồng loại cây gia vị lâu đời nhất thế giới này.

Sản vật trời ban cho Việt Nam là loài cây gỗ quý hiếm của thế giới: Từ thân đến lá đều hái ra tiền, thu về 274 triệu USD trong năm 2024- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việt Nam là quốc gia mạnh về gia vị với hơn 500.000 ha các loại cây và khoảng 400 doanh nghiệp, hàng trăm nghìn hộ nông dân nhỏ lẻ tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Đáng chú ý, một loại gia vị đang mang về đều đặn hàng trăm triệu USD là cây quế.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, xuất khẩu quế của nước ta trong tháng 12 đạt 9.604 tấn, tổng kim ngạch đạt 25,3 triệu USD, giảm 10,7% so với tháng 11. Doanh nghiệp xuất khẩu quế lớn nhất trong tháng vẫn là Prosi Thăng Long đạt 1.678 tấn.

Lũy kế trong cả năm 2024 Việt Nam xuất khẩu được 99.874 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 274,5 triệu USD, so với năm 2024 lượng xuất khẩu tăng 11,7% kim ngạch xuất khẩu tăng 5,2%. Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 đạt 35.885 tấn, chiếm 35,9% trong tổng lượng xuất khẩu của nước ta.

Sản vật trời ban cho Việt Nam là loài cây gỗ quý hiếm của thế giới: Từ thân đến lá đều hái ra tiền, thu về 274 triệu USD trong năm 2024- Ảnh 2.

Được trồng phổ biến tại nhiều tỉnh thành với diện tích hàng trăm nghìn hecta, trên thực tế đây cũng là cây quý của thế giới. Theo thống kê, nước ta đang sở hữu lên tới 180.000 ha tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Riêng trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 - 80.000 tấn/năm.

Ngoài Việt Nam, quế còn được trồng ở Trung Quốc, Indonesia giống Casia và Madagascar, Sri Lanka giống Ceylon. Trong số khoảng 300 loài quế của thế giới, 4 loài có sản phẩm được lưu thông nhiều nhất trên thị trường quốc tế gồm: quế quan/ quế xây lan, quế bì/ quế Trung Quốc, quế thanh/ quế Việt Nam và quế rành. Quế quan được xem là loại quế có chất lượng tốt nhất, chiếm 90% thị phần EU, một thị trường rất khó tính.

Theo số liệu từ Tridge, sản lượng quế của 4 nhà sản xuất lớn nhất thế giới lần lượt là Indonesia đạt sản lượng 89.000 tấn, Trung Quốc 82.000 tấn, Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu về sản lượng quế với 41.000 tấn, Srilanka đạt 24.000 tấn.

Có thể thấy Việt Nam chỉ có sản lượng quế khoảng 41.000 tấn/năm, chỉ bằng 1/2 so với Trung Quốc và Indonesia tuy nhiên hiện nước ta đã dẫn đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu quế. Kỷ lục là năm 2022, quế Việt Nam chiếm 18,2% về sản lượng nhưng chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD.

Cây quế có nhiều tác dụng trong sản xuất và cuộc sống như sử dụng làm gia vị, làm hương liệu, làm thuốc chữa bệnh, sử dụng để chế biến thức ăn, nuôi gia súc, gia cầm hoặc sử dụng làm phân bón…Các bộ phận của cây đều được khai thác tối ưu từ lá, vỏ, cành và lấy gỗ.

Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia vị của Việt Nam đến năm 2025 có thể đạt khoảng 2 tỷ USD, với khối lượng xuất khẩu khoảng 500.000 tấn. Theo đánh giá từ VPA, cây quế còn nhiều dư địa bởi nhu cầu từ các thị trường chất lượng cao như Mỹ, châu Âu không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn hưởng lợi từ nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, Hiệp định VPA/FLEGT. Nhiều loại thuế suất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được giảm hoặc xóa bỏ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày