Càng nói nhiều về quản lý tài chính, tôi càng cảm thấy học cách quản lý tài chính thực sự chỉ là một nhu cầu. Mặc dù tôi cảm thấy rất sâu sắc, nhưng nhiều người có thể không hiểu như vậy, thậm chí có thể nghĩ rằng tôi đã phần nào phóng đại vai trò của quản lý tài chính.
Hôm nay chúng ta sẽ truy tìm nguồn gốc và nói về lý do tại sao chúng ta cần quản lý tiền bạc.
1. Quản lý tài chính không đơn giản chỉ là cách kiếm thêm tiền
Trước hết, tôi muốn sửa chữa một quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải: “Quản lý tài chính là để kiếm tiền”. Cần phải nói rằng kiếm tiền là kết quả của quản lý tài chính, nhưng nó không phải là toàn bộ ý nghĩa của quản lý tài chính.
Lý do tại sao nhiều người coi việc kiếm tiền là mục tiêu duy nhất của quản lý tài chính là do họ chưa hiểu rõ về bản chất của việc quản lý tài chính. Ví dụ: Nhiều người coi thường quản lý tài chính vì họ cảm thấy việc này không giúp họ kiếm được nhiều tiền, hoặc quản lý tài chính là vô nghĩa vì họ có quá ít tiền… Chưa kể đến rủi ro đầu tư, một căn bệnh hiểm nghèo hay thất nghiệp cũng đủ khiến những người được gọi là có của ăn của để này dễ dàng lầm vào cảnh nghèo khó trong một sớm một chiều.
(Ảnh minh hoạ)
Không hiếm người đã gặp phải trường hợp trên. Thật đáng tiếc khi nhiều người không hiểu điều này, mà cứ nói đến quản lý tài chính họ lại nghĩ đến việc muốn kiếm thêm nhiều tiền hơn. Nói một cách dễ hiểu, quản lý tài chính không chỉ đơn thuần là kiếm tiền, mà bản chất của quản lý tài chính sẽ bao gồm nhận thức rủi ro, nhận thức về lập kế hoạch và nhận thức về mục tiêu.
2, Tại sao chúng ta cần quản lý tài chính?
Đầu tiên, có một từ mà ai cũng đã nghe nhiều lần: Lạm phát. Lạm phát là gì? Hàng hóa là tiền tệ, và lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô. Điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát? Rất đơn giản, đồng tiền ngày càng mất đi giá trị hơn, giá cả ngày càng bị đẩy lên cao hơn. Mọi người đều làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, nhưng số tiền bạn nhận được thực sự mất giá, bạn có thể chấp nhận như vậy được không?
(Ảnh minh hoạ)
Mục tiêu cơ bản của quản lý tài chính là chống lạm phát. Trong 10 năm qua, các chính sách nới lỏng tiền tệ được thực hiện trên khắp thế giới, đồng tiền của ngân hàng trung ương tăng lên ô át, chỉ số CPI dù ổn định nhưng đã khiến giá tài sản như nhà ở tăng lên rất cao. Tại Trung Quốc, trong 10 năm qua, giá nhà đất đã gấp 10 lần, bao nhiêu người sở hữu mức thu nhập có thể tăng nhanh như vậy? Nếu là một trong số đó, xin chúc mừng bạn đã chiến thắng tuyệt đối trước lạm phát; nếu người đó không phải bạn, bạn có nên nghĩ về cách bảo vệ tiền của mình khỏi bị lạm phát không? Quản lý tài chính là một trong những cách để người bình thường chống lại lạm phát, muốn kiếm tiền không bị mất giá thì bạn phải có ý thức kiếm tiền bằng tiền.
Ngoài việc chống lại lạm phát, nhu cầu quản lý tài chính cũng được phản ánh trong việc muốn chống lại những kẻ lừa đảo tài chính. Ngày nay, các loại lừa đảo tài chính đang sinh sôi nảy nở, các chiêu trò lừa đảo khó có thể ngăn chặn được khiến nhiều người e ngại trong việc quản lý tiền của mình. Nhưng ai cũng dễ dàng nhận ra những người càng không chịu quản lý tiền bạc thì càng dễ rơi vào bẫy của những kẻ gian xảo.
Có thể có hai lý do có thể trả lời cho điều này: một là những người không quản lý tài chính cảm thấy rằng lợi nhuận từ quản lý tài chính quá thấp, và họ chấp nhận đi theo một loại hình tài chính khác với lời hứa lợi nhuận cao chưa từng thấy; hai là vì họ thực sự không hiểu gì về quản lý tài chính, đơn giản là vì họ rất dễ bị lừa mà thôi. Bất kể lý do là gì, nó thực sự cho thấy một sự thật: Cách phòng vệ tốt nhất là nhận biết trước hành vi phạm tội, nếu bạn muốn tránh rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo tài chính, bạn phải hiểu quản lý tài chính là gì.
(Ảnh minh hoạ)
Điểm quan trọng nhất của quản lý tài chính là nó liên quan mật thiết đến việc lập kế hoạch cuộc sống của chúng ta. Khi còn trẻ, bạn chưa có nhận thức về tài chính nên cả năm cũng không tiết kiệm được nhiều tiền. Có thể đối với nhiều người 1 năm tiết kiệm được khoản ít cũng không sao, nhưng nếu tổng 3 - 5 năm lại, bạn sẽ nhận ra chất lượng cuộc sống sẽ thua xa những người biết cách quản lý tài chính.
Nếu đợi đến khi có gia đình mà bạn vẫn không có ý thức về quản lý tài chính, không có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, lập kế hoạch giáo dục và lập kế hoạch ứng phó với rủi ro khẩn cấp, thì việc "nghèo sau một đêm" nghe có vẻ xa vời nhưng thực ra nó đang ở gần ngay trước mắt bạn rồi.
Tổng hợp