Sa Pa những ngày "khát khô" nhất lịch sử: Đường phố oi bức khói bụi, khách sạn ế ẩm vì thiếu nước sinh hoạt

Bá Cường, Theo Trí Thức Trẻ 07:00 28/04/2019
Chia sẻ

Lãnh đạo thị trấn du lịch Sa Pa cho biết chưa bao giờ nơi này phải chịu đợt nắng nóng và hạn hán như bây giờ. Người dân đã phải mua nước sinh hoạt với giá lên đến 400 nghìn đồng 1m3, thùng phi và máy bơm xuất hiện khắp mọi nơi.

Dù đang bước vào mùa du lịch và cao điểm là dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, thế nhưng khu du lịch thị trấn Sa Pa (Lào Cai) lại đang phải đối mặt với đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài nhất lịch sử, gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Hầu hết thời gian trong ngày bầu trời đều không có mây, dù nền nhiệt không cao nhưng mọi người đều cảm giác được sự oi nóng. Cộng với thời tiết không tốt, hoạt động chỉnh trang đường sá cũng gây ách tắc giao thông cục bộ và phát tán bụi, những điều này dẫn đến các điểm vui chơi ngoài trời đều gần như vắng tanh.

Trước các nhà hàng, khách sạn, mặt tiền xưa nay là nơi để quảng bá hình ảnh thì nay lại chỉ dùng để đặt thùng phi, có khi những thùng nước trở nên quá lớn chiếm gần hết lối đi nhưng chủ nhà cũng đành chấp nhận sự bất tiện này còn hơn không có nước sinh hoạt.

Cặp bài trùng thùng nhựa và máy bơm xuất hiện khắp mọi nơi. Người dân phải đấu nối máy bơm vào đường ống nước công cộng để có thể hút được nhiều nước nhất có thể mỗi khi nhà máy cấp nước. Vì đây là lần hạn hạn kéo dài đầu tiên trong lịch sử, nhiều hộ dân và hộ kinh doanh đã không có sẵn bể chứa, thùng nhựa được coi là giải pháp tình thế hợp lý nhất lúc này.

Sa Pa những ngày khát khô nhất lịch sử: Đường phố oi bức khói bụi, khách sạn ế ẩm vì thiếu nước sinh hoạt - Ảnh 4.

Mặc dù chính quyền không cho phép lắp máy bơm vào đường ống nước công cộng nhưng người dân cho biết nếu họ không làm thì nhà khác cũng làm, hậu quả nước sẽ bị hút hết và nhà mình sẽ không có nước sinh hoạt.

Sa Pa những ngày khát khô nhất lịch sử: Đường phố oi bức khói bụi, khách sạn ế ẩm vì thiếu nước sinh hoạt - Ảnh 5.

Một số tuyến phố đang được chỉnh trang, hệ thống cấp nước cũng đang hoàn thiện. Giữa những ngày oi nóng này, bụi bặm phát tán từ công trường càng khiến không khí thêm ngột ngạt.

Sa Pa những ngày khát khô nhất lịch sử: Đường phố oi bức khói bụi, khách sạn ế ẩm vì thiếu nước sinh hoạt - Ảnh 6.

Nhiều người lợi dụng hoàn cảnh khó khăn để chở nước từ nơi khác đến bán với giá có thể lên đến 500 nghìn đồng 1m3.

Sa Pa những ngày khát khô nhất lịch sử: Đường phố oi bức khói bụi, khách sạn ế ẩm vì thiếu nước sinh hoạt - Ảnh 7.

Vừa mua được một lượng nước ít ỏi, người phụ nữ đang san ra các xô chậu để có phương án sử dụng tiết kiệm nhất.

Sa Pa những ngày khát khô nhất lịch sử: Đường phố oi bức khói bụi, khách sạn ế ẩm vì thiếu nước sinh hoạt - Ảnh 8.

Việc xuất hiện hàng loạt xô chậu lớn bé đủ cỡ khiến mặt tiền khách sạn trở nên nhếch nhác, tuy nhiên người quản lý cơ sở lưu trú này cho biết điều đó không quan trọng lắm, vì thiếu nước nên hơn 10 ngày nay đơn vị không đón khách.

Sa Pa những ngày khát khô nhất lịch sử: Đường phố oi bức khói bụi, khách sạn ế ẩm vì thiếu nước sinh hoạt - Ảnh 9.

Dù phải mua với giá cắt cổ nhưng nước có sạch không lại là điều khó nói. Dễ dàng nhận thấy dưới đáy chậu đã lắng rất nhiều cặn dù lượng nước không nhiều.

Sa Pa những ngày khát khô nhất lịch sử: Đường phố oi bức khói bụi, khách sạn ế ẩm vì thiếu nước sinh hoạt - Ảnh 10.

Giây phút quan trọng nhất trong những ngày này có thể là thời điểm nhà máy mở cấp nước, người dân đành dừng mọi công việc, túc trực bên chiếc đồng hồ nước. Chỉ chờ giây phút này, mọi người sẽ cố gắng làm mọi cách để có thể hút được nhiều nước nhất cho gia đình mình.

Vì tình hình thiếu nước nghiêm trọng, Hiệp hội du lịch Sa Pa đã phát công văn gửi đến toàn thể các doanh nghiệp, các nhân kinh doanh khách sạn, nhà hàng trên địa bàn sử dụng nước tiết kiệm.

Theo công văn, do dự kiến lượng nước sinh hoạt chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu trong dịp nghỉ lễ, hiệp hội kêu gọi các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú có biện pháp chủ động dự trữ, tiết kiệm nước. Trong trường hợp không giải quyết được khó khăn, đề nghị các đơn vị hạn chế hoặc thông báo tình hình cho du khách, tránh làm ảnh hưởng hình ảnh ngành du lịch địa phương.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày