Lên kế hoạch dựa trên người dùng
Phòng tắm phải đáp ứng và phù hợp với người dùng thay vì ngược lại, gia đình phải thích nghi với không gian này. Do đó, trước khi thiết kế phòng tắm, bạn cần đánh giá và nắm bắt nhu cầu của người dùng trước khi lập kế hoạch phòng tắm.
Ví dụ, nếu thiết kế một phòng tắm cho nhiều người sử dụng, bạn có thể muốn lắp đặt kết hợp vòi hoa sen hoặc bồn tắm, bồn rửa, tủ vanity và bồn vệ sinh để đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng nhất có thể. Nếu thiết kế phòng tắm thứ hai với mục đích chủ yếu là tắm, chủ nhà nên trang bị một bồn tắm lớn hơn.
Thiết kế lối vào nhà tắm vừa phải
Nhiều gia đình cho rằng việc thiết kế lối vào không quan trọng bằng bố trí nội thất và khu vực tắm rửa bên trong, tuy nhiên lối vào nhà tắm vừa phải sẽ giúp cho không gian trở nên thoáng, góc nhìn rộng rãi hơn. Tốt nhất để sử dụng khu vực cửa nhà tắm hiện đại và nhỏ gọn, tránh tốn không gian nhất bạn có thể sử dụng các loại cửa lùa hoặc cửa trượt để tăng diện tích sử dụng bên trong.
Ảnh minh họa
Cung cấp đủ không gian lưu trữ
Sắp xếp không gian lưu trữ là điều quan trọng khi thiết kế phòng tắm. Bởi các thiết bị tắm, bồn cầu, bồn rửa chiếm phần lớn diện tích phòng, do đó, bạn cần phải sáng tạo, tìm kiếm khu vực hợp lý để sắp xếp không gian lưu trữ. Có một số cách tạo nơi lưu trữ tiết kiệm diện tích như sử dụng kệ treo, tủ âm tường...
Ngoài ra, ngoại trừ các kệ chứa khăn tắm, bạn cần cố gắng để khu vực lưu trữ càng xa vòi hoa sen và bồn tắm càng tốt.
Thiết kế hướng tới tương lai
Cũng giống như các khu vực khác trong căn nhà, phòng tắm cần sử dụng lâu dài. Vì vậy, khi thiết kế, bạn cần hướng tới công năng cho cả hiện tại và tương lai như khả năng chuyển nhượng căn nhà, lắp đặt thiết bị cho người già với ổ điện thấp, thanh vịn...
Kết hợp ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên phụ thuộc vào vị trí căn nhà, do đó, không phải tất cả phòng tắm đều có yếu tố này. Tuy nhiên, nếu may mắn sở hữu nguồn sáng tự nhiên như cửa sổ hay giếng trời, bạn nên cố gắng tận dụng và cải thiện nó để cung cấp cho phòng tắm.
Ánh sáng tự nhiên giúp giảm nấm mốc, mùi hôi và giảm chi phí năng lượng, thay thế nguồn nhân tạo vào ban ngày, đồng thời, tạo cảm giác thư giãn hơn cho người dùng.
Ảnh minh họa
Tạo hệ thống chiếu sáng thông minh
Tất cả các phòng tắm sẽ có ít nhất một nguồn sáng nhân tạo dưới dạng đèn trần điều khiển bằng công tắc. Nhưng một kế hoạch chiếu sáng phòng tắm thông minh có thể vượt xa yêu cầu tối thiểu và cung cấp ánh sáng phổ rộng.
Đèn gương vanity cho lượng ánh sáng lớn nhất. Đèn treo tường mỗi bên gương mang lại cảm giác không gian có chiều sâu. Ngoài ra, để tạo cảm giác sang trọng hơn, bạn có thể thêm một chiếc đèn chùm trên bồn tắm. Và đối với bóng đèn phòng thông thường, gia chủ nên lắp âm tường.
Cung cấp hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió không chỉ để tạo sự thoải mái cho người sử dụng mà còn giúp duy trì phòng tắm của bạn trong tình trạng tốt, không bị nấm mốc. Cửa sổ có thể coi là hệ thống thông gió bổ sung cho quạt hút.
Hơn hết, khi mua quạt thông gió, chủ nhà nên cân nhắc hai yếu tố sau: tốc độ thoát khí và độ ồn. Trong đó, Tốc độ xả được đo bằng lượng không khí thoát ra, feet khối trên phút (cfm). Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng thiết bị có khả năng xả tối thiểu là 50 cfm ngắt quãng hoặc 20 cfm liên tục. Đơn vị đo của mức ồn là sone. Thông thường, quạt thông gió có xu hướng dao động từ 0,3 đến 4 sone.
Ảnh minh họa
Tạo tường chống ẩm
Phòng tắm là không gian có độ ẩm cao cho dù người dùng sử dụng thiết bị công nghệ hay cố gắng không để nước bám tường. Vì vậy, người dùng nên sử dụng lớp phủ satin hoặc sơn bán bóng để chống ẩm hiệu quả. Bạn cũng có thể lắp đặt gạch ốp một nửa hoặc cả bức tường để bảo vệ chúng khỏi ẩm mốc.
Trang bị đủ thanh và móc khăn
Việc lắp đặt thanh, móc treo cũng cần có kế hoạch sắp xếp, bổ sung hợp lý để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và không khiến căn phòng trở nên rối mắt.
Bạn nên bắt đầu với mức tối thiểu - một thanh khăn tắm cho mỗi người thường xuyên sử dụng vòi sen hoặc bồn tắm. Thanh này nên đặt càng gần vòi hoa sen hoặc bồn tắm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm móc sau cửa hoặc treo tường.