Phục chế bức tranh cổ 230 năm tuổi tại Anh, chuyên gia phát hiện chi tiết ma quái: Càng xem càng rợn!

Thanh Tâm, Theo Phụ nữ mới 00:01 14/11/2023
Chia sẻ

Sự thật ẩn sâu trong bức họa từ thế kỷ 18 này đã khiến không ít chuyên gia phải rùng mình.

Mỗi tác phẩm hội họa của các nghệ sĩ tài ba luôn ẩn chứa một thông điệp hoặc tái hiện một khung cảnh vô cùng đặc biệt. Và phát hiện gần đây về bức tranh của họa sĩ thế kỷ 18 Joshua Reynolds đã cho thấy một khía cạnh mới của tác phẩm nghệ thuật nổi danh.

Theo đó, bức tranh được nhắc đến có tựa đề "Cái chết của Hồng y Beaufort" được sáng tác vào khoảng 230 trước. Bức tranh tái hiện một cảnh trong vở kịch "Henry VI, Part 2" của nhà văn Shakespeare nổi tiếng với cảnh nhà vua chứng kiến cái chết của Hồng y Beaufort.

Phục chế bức tranh cổ 230 năm tuổi tại Anh, chuyên gia phát hiện chi tiết ma quái: Càng xem càng rợn! - Ảnh 1.

Bức tranh "Cái chết của Hồng y Beaufort" được vẽ bởi họa sĩ Joshua Reynolds

Sau một thời gian dài trưng bày tại Phòng trưng bày Shakespeare, vừa qua, bức tranh đã được mang đi phục chế bởi National Trust, một tổ chức chuyên về bảo tồn các tác phẩm lịch sử. Trong quá trình này, các chuyên gia đã phát hiện bức tranh nổi tiếng của cố họa sĩ thực chất còn ẩn chứa hình ảnh của một "ác quỷ". Theo đó, hình ảnh ác quỷ xuất hiện trong tranh với những chiếc răng nanh và nở nụ cười nham hiểm được vẽ ở đầu giường, ngay phía trên đầu của Hồng y Beaufort đang hấp hối.

Phục chế bức tranh cổ 230 năm tuổi tại Anh, chuyên gia phát hiện chi tiết ma quái: Càng xem càng rợn! - Ảnh 2.

Bức tranh trước và sau khi được phục chế

Phục chế bức tranh cổ 230 năm tuổi tại Anh, chuyên gia phát hiện chi tiết ma quái: Càng xem càng rợn! - Ảnh 3.

Cận cảnh hình ảnh ác quỷ bị che giấu trong bức tranh 230 năm tuổi

Ủy ban Quốc gia Anh về Địa điểm Lịch sử cho biết bức tranh này là một trong những tác phẩm cuối cùng của Reynolds và được trưng bày lần đầu tiên tại Phòng trưng bày Shakespeare vào năm 1789. Hình ảnh "ác quỷ" trong bức tranh đã bị phủ lên nhiều lớp sơn và mãi đến gần đây các nhà phục chế mới có thể khôi phục được nguyên trạng bức tranh.

John Chu, giám tuyển quốc gia cấp cao phụ trách hội họa và điêu khắc, giải thích rằng vào thời điểm bức tranh ra đời, người ta có thể chấp nhận những tác phẩm văn học sử dụng khái niệm ma quỷ để mô tả suy nghĩ của ai đó nhưng họ không thể chấp nhận sự xuất hiện của ma quỷ trong tranh. Do đó, hình ảnh ác quỷ trong tranh đã bị che lấp lại bằng nhiều lớp sơn.

Hiện tại, bức tranh đã được khôi phục và đã được trưng bày trở lại tại Petworth House ở West Sussex, vương quốc Anh

Nguồn: NY Post

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày