Ngay từ khi còn nhỏ, Tami Ashizawa - một người phụ nữ đến từ Kyoto, Nhật Bản đã chứng kiến cảnh khó khăn của cha mẹ vì thiếu tiền. Vì vậy cô quyết tâm thay đổi cuộc đời mình. Tuy nhiên sau khi kết hôn, công ty của chồng cô vướng phải nợ nần. Song bằng nỗ lực của bản thân, cô đã từng bước giúp chồng mình trở thành một người giàu có.
Bằng kinh nghiệm của bản thân, cô đã viết cuốn sách "64 thói quen mà phụ nữ Nhật đang làm khiến chồng giàu''. Trong cuốn sách này Tami đã viết về hành trình của chính mình từ một người có thu nhập thấp trở thành phụ nữ quý tộc, đồng thời chia sẻ bí quyết khiến chồng trở nên giàu có.
Tami Ashizawa cho rằng trở thành vợ chồng giống như điều hành một công ty. Nếu không có mục tiêu nào khác ngoài tiền, công ty sẽ thu được số tiền lớn lúc đầu nhưng ngay sau đó có thể bị thua lỗ và phá sản.
Cùng như vậy nếu lấy chồng chỉ vì tiền thì cuộc hôn nhân sẽ không bao giờ suôn sẻ. Vì một khi không có tiền thì tình cảm vợ chồng sẽ dễ chấm dứt. Tami Ashizawa gợi ý rằng khi tìm đối tượng kết hôn bạn nên xác định tâm lý ''kiểu công ty nào tôi muốn điều hành cùng người này''. Sau đó, bạn cần làm theo những thói quen sinh hoạt dưới đây để thay đổi lối sống, vận hành ''công ty'' một cách suôn sẻ.
1. Giặt và thay khăn trải giường mỗi ngày
Cách giúp chồng trở thành người giàu có của Tami rất đặc biệt, có thể bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhặt trong cuộc sống. Bước đầu tiên là giặt và thay ga trải giường, đồ ngủ mỗi ngày. Tami tin rằng nếu chồng cô có thể chạm và bộ ga trải giường mới mỗi ngày, tâm trạng của anh ấy sẽ rất sảng khoái và thoải mái. Từ đó, người đàn ông sẽ cảm thấy biết ơn vợ mình, hình thành động lực để làm việc chăm chỉ vào hôm sau.
Nói một cách đơn giản, đây là dùng hạnh phúc của cuộc sống để mang lại động lực kiếm tiền cho chồng.
2. Không cãi vã trước khi đi ngủ
Ngoài thói quen hàng ngày, Tami rất coi trọng thói quen giao tiếp với chồng. Cô tin rằng người vợ nào cũng nên tích cực duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 vợ chồng, một trong số đó là giữ tâm trạng bình tĩnh trước khi đi ngủ, nói chuyện nhẹ nhàng và không gây gổ với nhau.
Theo thời gian sau khi thói quen giao tiếp được cải thiện nó cũng có thể gián tiếp khiến người chồng giàu có hơn.
Giữ tâm trạng bình tĩnh trước khi đi ngủ, nói chuyện nhẹ nhàng và không gây gổ với nhau có thề giúp gia tăng thu nhập của chồng bạn. Ảnh: Internet
3. Tìm hiểu công việc của chồng
Khi những thói quen hàng ngày và kỹ năng giao tiếp đã hoàn thiện, bước tiếp theo của bạn là phải tìm hiểu các thói quen kiếm tiền và tư duy kinh doanh khiến chồng bạn trở nên giàu có. Người phụ nữ có thể tìm hiểu nội dung công việc hàng ngày của chồng để nắm được những chi tiết, khó khăn.
Nếu chồng cảm thấy nghi ngờ về việc này, đừng ngại trò chuyện thẳng thắng, giúp đỡ chồng vượt qua khó khăn trong công việc. Điều này sẽ giúp chồng vững bước hơn trên con đường làm giàu.
4. Học kỹ năng bán hàng từ việc mua sắm trên TV
Bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm từ công việc của chồng, Tami còn trang bị cho mình những kỹ năng sống, kỹ năng quản lý chi tiêu từ những chương trình bán hàng trên TV. Điều quan trọng là phải "thuyết phục được người khác chấp nhận quan điểm của mình".
Nếu người vợ học được kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ cơ thể của những người thành công, họ có thể giúp chồng giải quyết tốt công việc gia đình. Thậm chí, họ có thể đưa ra lời khuyên về chuyện kinh doanh của chồng.
5. Chọn quà cho chồng
Vợ chồng không nên giấu giếm nhau về vấn đề chi tiêu, quản lý tài chính hàng ngày. Họ nên chia sẻ với nhau về những món đồ đã mua, hoặc dự định mua sắm trong tương lai.
Phụ nữ vốn giỏi mua sắm, có thể giúp chồng chọn quà cho đồng nghiệp và cấp trên. Như vậy, người chồng sẽ duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người ở cơ quan, từ đó càng dễ thăng tiến trong sự nghiệp.
6. Chủ động nói chuyện tiền bạc với chồng
Nhiều người cảm thấy khó khăn khi nói về chủ đề tiền bạc với bạn đời nên họ thường gạt vấn đề này sang một bên. Bởi các cặp đôi nghĩ rằng thời gian có thể giải quyết được vấn đề thì vấn đề không những không giải quyết được mà ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên dù bạn đặt mục tiêu tài chính là gì, việc nói chuyện với bạn đời và tìm hiểu sự giúp đỡ từ họ là cần thiết. Cũng giống như Tami Ashizawa đã khẳng định vợ chồng chỉ nên quyết định mọi thứ sau khi đã bàn với nhau để người này chính là chỗ dựa vững chắc cho người kia.
7. Tiết kiệm thêm 10 USD/ngày vào tài khoản hưu trí
Các cặp vợ chồng có thể sử dụng phương pháp ''cộng dồn'' để có khoản tiền hưu trí. Bên cạnh tiền lương hưu, họ sẽ có thêm một khoản để sống dư dả, giảm phụ thuộc vào con cháu. Lấy 10 USD làm ví dụ, tiết kiệm 10 USD/ngày/người như vậy sau một tháng cả gia đình bạn sẽ có 600 USD và số tiền này sẽ là 7.200 USD/năm.
Ngay cả khi một cặp vợ chồng bắt đầu làm điều này khi họ 50 tuổi với tỷ lệ tiết kiệm như trên đến khi 65 tuổi họ cũng sẽ được một số tiền kha khá.
8. Tổ chức tình hình tài chính gia đình
Nhiều cố vấn tài chính khuyên các cặp vợ chồng nên tổ chức tình hình tài chính của gia đình mình. Ảnh: Internet
Nhiều cặp vợ chồng thường không ý thức được tài sản, nợ nần và các khoản chi tiêu của gia đình mình. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch làm giàu của mỗi gia đình. Do đó nhiều cố vấn tài chính khuyên các cặp vợ chồng nên tổ chức tình hình tài chính của gia đình mình, bao gồm thu nhập, tài khoản lương hưu, danh mục đầu tư...
Đặc biệt về thu nhập, mọi người nên tính lương theo giờ thực tế và hiểu rõ khả năng kiếm tiền thực sự của mình. Ví dụ nếu phải làm thêm giờ đến tận khuya mà lương không tăng thì khả năng kiếm tiền của bạn thực sự thấp hơn thực tế.
9. Cùng nhau lập kế hoạch nghỉ hưu
Trong cuốn sách, triệu phú David Bach đã lấy ví dụ về một cặp vợ chồng. Người chồng đang làm công việc văn phòng mà anh ta không thích, nhưng đem lại mức lương ấn tượng. Tuy nhiên, anh biết mình không thể gắn bó ở đây mãi được.
Người chồng đem chuyện này bàn bạc với vợ. Họ quyết định rằng người chồng sẽ tiếp tục làm việc cho đến thời điểm đủ để nhận lương hưu, sau đó làm việc bán thời gian cho đến năm 60 tuổi.
Cuối cùng, người chồng đã nghỉ hưu thành công ở tuổi 52. Cả hai đều rất hài lòng với cuộc sống gia đình của mình. Có thể thấy, việc cùng nhau lập kế hoạch là một phần rất quan trọng để đảm bảo tài chính gia đình.
10. Thiết lập một vòng tròn giá trị
Cuối cùng, bạn cần xây dựng một vòng tròn giá trị. Vòng tròn giá trị ở đây chính là kế hoạch tài chính có mục đích. Hãy nhớ bạn cần tập trung vào các giá trị chứ không phải mục tiêu. Ví dụ nhiều người lo lắng về chuyện tiền bạc, vì vậy họ coi tiết kiệm 1 triệu NDT là một giá trị. Song thực tế đây không phải là giá trị, chính xác nó là mục tiêu. Giá trị chứa đựng ở đây là sự an toàn và tự do. 1 triệu NDT chi là một cách để nhận ra giá trị.
Ví dụ, nhiều người thích đi du lịch nhưng du lịch chỉ là một công cụ, không phải là một giá trị. Giá trị thực sự là sự giải trí, niềm đam mê hoặc khát khao phát triển bản thân.